Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống. 

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 40, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các văn bản chỉ đạo việc phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa việc tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Hàng năm, UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố dành nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn mở rộng cho vay. Ngân hàng CSXH tỉnh cũng đã tranh thủ nguồn vốn trung ương, nguồn vốn địa phương, khai thác nguồn vốn từ thị trường với những giải pháp sáng tạo, phù hợp để từng bước mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đó, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó đã tập trung ưu tiên cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

z5998687948477-bfbe47c1d15d599a033ff7e5406098af.jpg
Ngân hàng CSXH huyện Lắk giải ngân vốn vay ưu đãi cho nhân dân tại điểm giao dịch xã

Đến 30.9.2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 7.980 tỷ đồng (tăng 4.979 tỷ đồng so với năm 2014) với hơn 168 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, dư nợ hộ DTTS chiếm 42,5% tổng dư nợ trên địa bàn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhờ đòn bẩy tín dụng, nhiều hộ đồng bào DTTS từng bước ổn định đời sống. Ông Y Jim Bdap ở buôn Cư K’nao (xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) là một trong những hộ cận nghèo, gia đình có đông thành viên, cuộc sống rất bấp bênh.

Năm 2022, nhờ cán bộ Ngân hàng CSXH tận tình hướng dẫn để hoàn tất thủ tục, gia đình ông Y Jim nhận về khoản vay 70 triệu đồng, mua 4 con bò cỏ sinh sản để phát triển kinh tế. Nhờ chăm chỉ, siêng năng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại mà đàn bò của gia đình sinh trưởng, phát triển tốt. Ông Y Jim cho biết, từ 4 con bò mẹ sau 3 năm nhân lên 15 con, năm vừa rồi cần tiền để đầu tư phân bón cho rẫy cà phê nên gia đình đã bán bớt. Nhờ nguồn vốn vay này, gia đình có thêm nguồn thu nên cũng có thêm động lực để vươn lên làm ăn, có cái ăn, cái mặc và trang trải cho con đi học.

z5998668839598-8a3983c880c2f20248de9afebff20ba4.jpg
Ông Y Jim Bdap (áo xanh) phấn khởi chăm sóc đàn bò mua từ khoản vay của Ngân hàng CSXH

Còn anh Y Hlut Ayun trú tại buôn Sah A (xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) do cuộc sống rất khó khăn, không có đất sản xuất vì thế anh đã bàn với gia đình để đi lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên số tiền để thanh toán chi phí quá lớn, gia đình không biết vay mượn ở đâu để có thể chi trả được. Rất may, thông qua Ngân hàng CSXH có chương trình cho vay đi lao động nước ngoài, năm 2022 anh Y Hlut đã được vay 99 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Thu nhập hàng tháng hơn 20 triệu đồng, hiện nay ông đã gửi tiền về trả được hơn 100 triệu đồng và giúp đỡ gia đình giảm được khó khăn. Đến nay, gia đình anh có thu nhập ổn định và có điều kiện sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống.

z5998674233971-8bfb67faf145ee9a3786871d8693fbee.jpg
Từ những khoản vay hỗ trợ sản xuất từ Ngân hàng CSXH, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng được nâng cao

Từ kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh cho thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo động lực thúc đẩy tinh thần vượt lên chính mình của các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời nguồn vốn trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay vốn. Tổng doanh số cho vay từ năm 2015 đến nay đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, với trên 490 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Các chương trình tín dụng chính sách được Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, có hiệu quả, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Góp phần hoàn thành nông thôn mới cho 79 xã; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 17,83% năm 2016 xuống còn 6,34% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020) và xuống còn 9,15% cuối năm 2023 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025).

z5998671529113-7a1bb180f68f503036f22b988f403ade.jpg
Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng ghi nhận kết quả về tín dụng CSXH của tỉnh Đắk Lắk

Phó giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Thượng Văn Điệp cho biết, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, Ngân hàng CSXH Đắk Lắk giúp gần 111 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 40 nghìn lao động; tạo điều kiện cho gần 8 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 230 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hơn 7 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo...

Cũng theo ông Thượng Văn Điệp chia sẻ, các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã có tác động rất lớn và tích cực đến việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách xã hội còn góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” ở vùng nông thôn.

"Các chương trình tín dụng chính sách xã hội còn là đòn bẩy kinh tế, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội.", Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh.

Đời sống

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.

Đẩy mạnh việc ứng dụng nhiều công nghệ mới trong công tác quản lý vận hành. Ảnh: NPC
Đời sống

Bảo đảm điện phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Nhờ không ngừng đầu tư, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa lưới điện, những năm qua, Công ty Điện lực Lạng Sơn (PC Lạng Sơn) đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2024, PC Lạng Sơn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó nổi bật là tổng sản lượng điện thương phẩm đạt trên 652 triệu kWh, tăng 3,58% so với cùng kỳ (tương ứng 22,55 triệu kWh).

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo
Xã hội

Tổ tiết kiệm, vay vốn - cánh tay nối dài của hộ nghèo

Nhờ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV), những năm qua, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. Các tổ TKVV như những “cánh tay nối dài" góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khởi công xây nhà và tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Doi, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) ngày 13.4.2024. (Ảnh: Khôi Nguyên)
Đời sống

Chắp cánh cho ước mơ vươn mình của người nghèo

Thời gian qua, nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, huy động nguồn lực lớn của Nhà nước và nhân dân để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình không đơn thuần là xây dựng lại những căn nhà mới, mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, mở ra con đường giúp người dân thoát nghèo và vươn lên thực hiện khát khao “vươn mình” của người nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 170.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa thuộc đối tượng hỗ trợ, phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát… cần được hỗ trợ.

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển
Đời sống

Chính sách mới tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển

Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 1.11.2024. Theo đó, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thực thi hứa hẹn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sức bật mới cho khối kinh tế tập thể.

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy
Đời sống

Quảng Bình: Trao tặng 500 suất quà sẻ chia khó khăn cùng người dân “rốn lũ” Lệ Thủy

Ngày 4.11, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa đã trao 500 phần quà đến người dân chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ tại thôn Thượng Giang, thị trấn Kiến Giang; thôn Tân Lệ, xã An Thủy và xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị
Đời sống

27/68 tạp chí trực thuộc VUSTA được tính điểm học hàm, học vị


Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) giảm còn 69 cơ quan báo chí, bao gồm 1 báo và 68 tạp chí, trong đó có 27 tạp chí được tính điểm học hàm, học vị, TS. Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường VUSTA thông tin.

Nghề truyền thống mang lại thu nhập cho nhiều lao động dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Đời sống

Lào Cai: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn…

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh
Xã hội

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình "Ngành ngân hàng Thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh". Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT
Đời sống

Cảnh báo mạo danh yêu cầu thông tin cá nhân để cập nhật thẻ BHYT

Thời gian gần đây, BHXH TP. Hà Nội nhận được thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh cơ quan BHXH TP. Hà Nội gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như: căn cước công dân, thẻ BHYT để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - BHXH số. BHXH TP. Hà Nội khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh, sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.

Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo
Đời sống

Bắc Ninh công bố không còn hộ nghèo

Triển khai thực hiện Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn từ năm 2021-2025, theo kế hoạch đến hết năm 2024 tỉnh Bắc Ninh đồng bộ nhiều giải pháp giúp nâng cao thu nhập của người dân. Mới đây, tỉnh đã công bố không còn hộ nghèo.