Nghĩ cho dân, nghị quyết sẽ không nằm trên giấy

Kỳ 3: Sau nghị quyết là cuộc sống người dân

Giảm nghèo bền vững, hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc không chỉ là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền mà đã trở thành nhu cầu, khát vọng của các tầng lớp Nhân dân Yên Bái. Nghị quyết, chính sách của Nhà nước và địa phương chính là “người dẫn đường”, “người bảo hộ” quan trọng đồng hành trong cuộc sống. Bởi phía sau nghị quyết chính là cuộc sống của người dân.

Tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở Yên Bái, phía sau tấm thẻ BHYT là cả một câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trở lại năm đầu nhiệm kỳ, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Xét về ý nghĩa, ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn là kết quả quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quyết tâm cao độ, nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sẽ tạo “cú hích” cho sự phát triển nói chung, các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình, người dân, học sinh, giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cư trú và công tác ở vùng đặc biệt khó khăn đã có những tác động nhất định.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh cùng đoàn giám sát thực tế về thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh cùng đoàn giám sát thực tế về thực hiện nghị quyết HĐND tỉnh

Tại thời điểm rà soát, tháng 7.2021, Yên Bái có trên 144.300 người không được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT, tương ứng với số kinh phí giảm trên 58 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ BHYT giảm còn 81,5% (kế hoạch năm 2021, tỷ lệ này là trên 96,5%). Không bị động trước những tác động, Yên Bái đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thông tin đầy đủ ý nghĩa việc ban hành, triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Ủy ban Dân tộc.

Yêu cầu đặt ra đối với chính quyền ở cơ sở, nhất là các địa phương chịu tác động của chính sách là không kêu khó, chỉ quyết tâm làm. Làm sao để người dân hiểu rằng KT - XH ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên sẽ đồng nghĩa với việc các chính sách hỗ trợ giảm đi, thậm chí không còn; không thể mãi trông chờ, ỷ lại, mà phải có quyết tâm, tự lực, tự cường bứt phá vươn lên.

Tháng 7.2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 25 quy định chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022 - 2025. Để phù hợp với thực tiễn, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 37/2023 hỗ trợ mức đóng BHYT đối với người dân thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, phong trào tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và ý thức vươn lên của người dân, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 96%.

Cùng với chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xác định là một trong 3 khâu đột phá. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của nguồn nhân lực, Yên Bái đã mở rộng hợp tác với các địa phương, các nước có quan hệ hợp tác cấp địa phương để xây dựng, ban hành Đề án đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là lần đầu tiên Yên Bái ban hành Đề án đưa lao động tỉnh đi làm việc ở nước ngoài với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ vượt trội giai đoạn 2024 - 2030.

Ngày 11.7.2024, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 45/2024/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và học sinh, sinh viên tham gia chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh với các trường cao đẳng, đại học nước ngoài, giai đoạn 2024 - 2026. Theo đó, hỗ trợ tất cả lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; Hỗ trợ 18 triệu đồng/lao động đi làm việc theo hợp đồng dài hạn; cho vay 100 triệu đồng/lao động; hỗ trợ trên 9 triệu đồng/lao động đi làm việc ngắn hạn và học sinh, sinh viên tham gia chương trình liên kết đào tạo.

Gia đình anh Triệu Tòn Xiết, dân tộc Dao ở thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên thuộc hộ khó khăn, những năm qua, dù rất cố gắng nhưng cái nghèo vẫn bủa vây. Nghe thông tin qua xã, anh Xiết đã quyết định đăng ký đi xuất khẩu Hàn Quốc. Anh Xiết chia sẻ: "Thực ra khi nghe đi lao động tại nước ngoài, bản thân tôi cũng có nhiều lo lắng. Được cán bộ xã tuyên truyền, hỗ trợ các thủ tục, tôi đã quyết tâm. Sau 2 năm trở về, tôi đã tiết kiệm được tiền sửa sang nhà cửa, mua được một chiếc xe máy và dư một ít tiết kiệm cho các con sau này”.

“3 năm trước, khi đang là hộ cận nghèo, gia đình không biết tìm đâu ra một số tiền lớn cho con đi xuất khẩu lao động. Cán bộ địa phương đã hỗ trợ, kịp thời hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn. Nhờ đó, con gái tôi thuận lợi đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ gia đình cất lại nhà, thoát khỏi diện cận nghèo”, chị Triệu Mùi Cói chia sẻ:

Nhờ chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài, có thể thấy trước được nhiều những gia đình sẽ có tương lai tốt đẹp hơn như gia đình anh Xiết, chị Cói. Những ưu việt của chính sách đã được lan tỏa. Phải chăng đây là một trong những lý do mới đây Yên Bái đã xuất hiện trường hợp, cùng một thời điểm có tới 8 người dân trong độ tuổi lao động ở một tỉnh khác xin làm thủ tục nhập khẩu vào một gia đình ở huyện Văn Chấn. Đại diện lãnh đạo huyện Văn Chấn cho biết: Những năm qua, số lượng người lao động trên địa bàn xã đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài ngày một tăng. 100% các trường hợp tham gia xuất khẩu lao động đều tích lũy được tiền để hỗ trợ gia đình thoát nghèo, làm vốn làm ăn.

Trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh Triệu Thị Bình cho biết: Việc ban hành chính sách hỗ trợ này sẽ là cơ sở tháo nút thắt trong việc đưa người lao động đi làm việc ngoài nước. Cùng với các chính sách của Trung ương thì đây là một chính sách nhân văn của tỉnh. Tôi tin rằng Nghị quyết được ban hành sẽ giúp nhiều người lao động, trong đó có ở vùng cao, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao được thu nhập, nâng cao được đời sống.

Thực tiễn đã đặt ra cho các cơ quan, địa phương những yêu cầu trong quản lý, thực thi các nghị quyết, chính sách. Trước hết, phải hiểu đúng, thực hiện đúng, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng thụ hưởng chính sách, không để xảy ra việc lợi dụng trục lợi chính sách. Đồng thời, thường xuyên rà soát, đề xuất để điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi xuất hiện bất cập, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.