Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị

Đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu

Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một cuộc cách mạng toàn diện, nhằm xây dựng hệ thống chính trị "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.

hoi-nghi-cong-bo-quyet-dinh-ve-sap-xep-to-chuc-bo-may.jpg
Hội nghị công bố nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ tại Quảng Nam

Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ; hoàn thiện khung pháp lý

Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã chỉ rõ: "tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp...". Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, nhưng chi phí cho lương và chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn khiến việc đầu tư phát triển và an sinh xã hội bị hạn chế. Tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, nhiều cơ quan cùng làm một việc nhưng không rõ trách nhiệm cụ thể, dẫn đến hiệu quả thấp và khó khăn trong quản lý.

Do vậy, để tinh gọn tổ chức, bộ máy phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trước tiên, phải có mô hình tổ chức bộ máy, tiếp đó phải hoàn thiện khung pháp lý làm căn cứ thực hiện; cùng với đó là bố trí đội ngũ cán bộ bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Thời gian qua, công tác tinh giản bộ máy đã đạt những kết quả bước đầu, giảm được đầu mối, tầng nấc trung gian, tổ chức, lãnh đạo và biên chế. Tuy nhiên, việc tinh gọn bộ máy vẫn còn mang tính cơ học, chưa gắn liền với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và đổi mới phương thức vận hành. Thực tế, không ít trường hợp sáp nhập các đơn vị với nhau theo nguyên tắc hành chính đơn thuần nhưng chưa giải quyết được bài toán chất lượng. Một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là tư duy "ôm việc" ở cấp trên, trong khi cấp dưới không được giao đủ quyền hạn để chủ động triển khai công việc, không chỉ làm tăng áp lực lên các cơ quan cấp trên mà còn làm chậm quá trình xử lý công việc ở cấp dưới. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cuộc “cách mạng tổ chức” toàn diện, sâu rộng.

Do vậy, cần phải thiết kế bộ máy theo hướng khoa học, tính toán chính xác chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi tắt là cơ quan). Theo đó, không chỉ đơn thuần là giảm đầu mối mà phải mạnh dạn chấm dứt hoặc thu hẹp hoạt động của một số cơ quan không còn phù hợp. Việc này không hề đơn giản, bởi tâm lý ai cũng muốn giữ lại cơ quan mình khi thực hiện sắp xếp với nhiều lý do khác nhau: cơ quan A đã có truyền thống mấy chục năm, có đóng góp lớn; đơn vị B đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, nếu xáo trộn về tổ chức sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động…

Chúng ta không phủ nhận truyền thống, những đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của các cơ quan đang có. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lịch sử có những yêu cầu khác nhau và do vậy mô hình tổ chức bộ máy cũng phải thay đổi để đáp ứng. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy phải bảo đảm được mục tiêu đó; chính sách, pháp luật phải bảo đảm được mục tiêu đó”.

Để bảo đảm nguyên tắc của một Nhà nước pháp quyền, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy cần được bảo đảm bằng căn cứ pháp lý. Hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần "thần tốc", "vừa chạy, vừa xếp hàng". Quá trình này sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ thực tiễn và không tránh khỏi "khoảng trống" pháp lý, bởi không thể sửa hết một lúc hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Do vậy, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 190/2025/QH15 là hết sức cần thiết, kịp thời; nhưng về lâu dài, việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan rất quan trọng.

Cần chính sách hỗ trợ hợp lý

Cùng với sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, một nội dung quan trọng cần thực hiện là tinh gọn đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Trên cơ sở thiết kế bộ máy, đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng việc bố trí đúng người, đúng việc, phải đánh giá xem ai vào vị trí nào phù hợp và phát huy tốt được vị trí đó. Một vấn đề then chốt phải được giải quyết triệt để, đó là xác định vị trí việc làm. Nếu chưa xác định được rõ ràng từng vị trí cần bao nhiêu nhân sự, với nhiệm vụ cụ thể ra sao, thì việc tinh giản biên chế khó có thể thực hiện hiệu quả.

Tương tự quá trình sắp xếp cơ quan, tổ chức, việc thực hiện tinh giản biên chế cũng cần tránh tư duy cào bằng, bình quân. Biểu hiện rõ nhất là khi cấp trên giao chỉ tiêu về tinh giản bao nhiêu phần trăm thì giao lại cho các cơ quan, đơn vị cùng một tỷ lệ đó mà không đánh giá cụ thể, sát thực nhu cầu của từng nơi. Vấn đề quan trọng là phải có cơ chế đánh giá cán bộ khoa học, công bằng, minh bạch để tránh hiện tượng người có năng lực thực sự lại rời bỏ khu vực công, trong khi đó, một số vị trí lẽ ra phải tinh giản thì lại không bị tác động.

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình tinh gọn bộ máy là việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ dôi dư. Đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi người, đặc biệt là những cán bộ đã có thời gian dài cống hiến. Trong cuộc cách mạng về tổ chức, bộ máy hiện nay, cũng như mọi cuộc cách mạng khác, tinh thần hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung luôn cần được phát huy và trân trọng.

Tuy nhiên, để tạo sự đồng thuận từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sự hy sinh đó phải đi kèm với chính sách hỗ trợ hợp lý, bảo đảm công bằng và minh bạch. Các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 177/2024/NĐ-CP, 178/2024/NĐ-CP đã phát huy tác dụng tích cực nhưng cũng đã nảy sinh một số vấn đề từ thực tiễn cần xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Mặt khác, để cân đối thị trường lao động chung của cả nước cũng cần tính đến tác động khi số lượng lớn lao động từ khu vực công chuyển dịch sang khu vực tư nhân để có chính sách điều chỉnh hợp lý.

Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.