Gỡ nút thắt tài chính cho nhà ở xã hội

Trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Một trong những nội dung trọng tâm là đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia - giải pháp được kỳ vọng sẽ tháo gỡ “nút thắt” lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn lực tài chính ổn định và đủ mạnh cho lĩnh vực nhà ở xã hội, tạo cú hích thực hiện chủ trương, chính sách lớn, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta về nhà ở xã hội.

Báo cáo từ các địa phương cho thấy, từ năm 2021 đến nay, cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô 597.152 căn hộ, trong đó, mới chỉ có 103 dự án hoàn thành (quy mô 66.755 căn hộ), 140 dự án đã khởi công xây dựng (quy mô 124.352 căn hộ) và 414 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 406.045 căn. Như vậy, so với mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 thì đến nay, với số lượng 66.755 căn hộ hoàn thành, chúng ta mới chỉ đạt khoảng 15,6% mục tiêu đến năm 2025.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định sẽ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, tạo lập nhà ở xã hội; hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Trên thực tế, Luật Nhà ở năm 2005 đã cho phép thành lập quỹ phát triển nhà ở, tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... triển khai. Do quy mô nhỏ và thiếu vốn cấp bổ sung, phần lớn các quỹ này cũng đã sáp nhập vào quỹ đầu tư phát triển địa phương và hoạt động rất hạn chế. Ngay cả khi đã sáp nhập với các Quỹ đầu tư phát triển ở địa phương thì theo đánh giá của Chính phủ, các Quỹ này cũng đều đang gặp khó khăn trong hoạt động do không được cấp bổ sung vốn, dẫn đến khó có thể cung cấp vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội dài hạn, bền vững. Mới chỉ có Quỹ đầu tư phát triển ở một số địa phương có hoạt động đầu tư trực tiếp nhà ở xã hội như: Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk với tổng mức đầu tư 743 tỷ đồng và cung cấp 1.345 căn hộ nhà ở xã hội...

Luật Nhà ở năm 2023 đã quy định việc sử dụng nguồn vốn từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác để phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các quỹ tài chính ngoài ngân sách hiện cũng đang thực hiện nhiều chức năng nên việc đầu tư hoặc hỗ trợ cho phát triển nhà ở xã hội khó có thể trở thành lĩnh vực ưu tiên.

Thực tế cho thấy, các dự án nhà ở xã hội còn vướng mắc trong việc bố trí kinh phí để bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án; hỗ trợ với các dự án nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua; hỗ trợ lãi suất cho vay không yêu cầu thế chấp... nhưng lại chưa được hỗ trợ các kinh phí này cũng là nguyên nhân dẫn đến phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Như vậy, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia không chỉ là nhu cầu cấp bách, mà còn là bước đi chiến lược để điều phối, kích hoạt các nguồn lực đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Đây không chỉ là một giải pháp giúp tháo gỡ “nút thắt” về tài chính trong phát triển nhà ở xã hội, mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong bảo đảm quyền có chỗ ở cho mọi người dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Tất nhiên, để Quỹ phát triển nhà ở quốc gia thực sự đảm đương được "sứ mệnh" nêu trên, cần xác định rất rõ địa vị pháp lý, mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ nhằm bảo đảm tính minh bạch, công khai, công bằng, hiệu quả; làm rõ cơ quan quản lý Quỹ, nguồn vốn để thành lập Quỹ, vốn điều lệ của Quỹ; làm rõ mối quan hệ của Quỹ với một số nguồn tài chính, Quỹ khác và sự kết nối của Quỹ với các quỹ địa phương, cơ chế huy động nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế, hoặc hợp tác công - tư, khắc phục tình trạng hành chính hóa hoặc chồng chéo, "dẫm chân" với các chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội khác đang được thực hiện dẫn đến kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực...

Dự thảo Nghị quyết đang được đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một Kỳ họp. Làm rõ các vấn đề liên quan đến Quỹ phát triển nhà ở quốc gia như đã nêu ở trên sẽ củng cố vững chắc các cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn của đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội quốc gia, để các ĐBQH có thể yên tâm ấn nút biểu quyết.

Chính sách và cuộc sống

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.