Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen đồng chủ trì.
Đây là sự kiện trong chuỗi các sự kiện về Đối thoại chính sách được Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn phối hợp với các đối tác quốc tế thông qua diễn đàn Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) thực hiện, nhằm cung cấp thông tin, trao đổi và góp ý hướngtới triển khai có hiệu quả đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và thích ứng với khí hậu, phát triển gắn liền với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và các Chiến lược, kế hoạch khác có liên quan vừa được Chính phủ ban hành.
Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, tài nguyên thiên nhiên vẫn có chiều hướng suy thoái, trong khi đó các cộng đồng địa phương - những người phụ thuộc nguồn sinh kế vào tài nguyên thiên nhiên địa phương - bị hạn chế tiếp cận và sử dụng những tài nguyên này. Do vậy, cần xem xét có những giải pháp tổ chức thực hiện khác như “hợp tác quản lý”/ “đồng quản lý”, “Quản lý cộng đồng” để nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc giám sát, quản lý và chia sẻ các giá trị tài nguyên thiên nhiên.
Các đại biểu đã cùng nghe chia sẻ kiến thức về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên, các mô hình do các đối tác phối hợp với Bộ và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả do các chuyên gia trong nước, quốc tế, địa phương và người dân trực tiếp tham gia trình bày và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình đồng quản lý ra các địa phương khác.
Theo Trưởngđại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen, “Để duy trì tăng trưởng lâu dài, Việt Nam cần hướng tới đầu tư, duy trì, và tái tạo nguồn lực tự nhiên mà người dân, cộng đồng và nền kinh tế đang phụ thuộc vào. Chính phủ sẽ cần sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân. Để đạt được mục tiêu này, cần trao quyền và tăng cường hơn nữa vai trò của cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân trong đồng quản lý nguồn lực tự nhiên và chia sẻ lợi ích, cũng như lồng ghép cách tiếp cận này trong trong các kế hoạch phát triển và quy trình lập và phân bổ ngân sách. Từ đó có thể đặt nền móng cho việc nhân rộng hiệu quả các mô hình đồng quản lý tài nguyên thành công cho sản xuất nông nghiệp và sinh kế bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, và thu giữ carbon.”