Cụ thể sẽ có 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
1- Trường Cao đẳng Xây dựng số 1.
2- Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.
3- Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị.
4- Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định.
5- Trường Cao đẳng nghề Việt - Xô số 1.
6- Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2.
7- Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng.
8- Trường Cao đẳng nghề Xây dựng.
9- Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội.
10- Trường Trung cấp nghề Cơ khí xây dựng.
Cũng theo Quyết định 996/QĐ-TTg Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập) có trách nhiệm, tiếp nhận nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng được chuyển giao về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các địa phương để quản lý theo quy định;
Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thực hiện việc điều chuyển biên chế viên chức, bàn giao tài chính, tài sản, trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển giao quản lý theo quy định;
Rà soát, sắp xếp lại, bố trí sử dụng nhà, đất và các tài sản khác theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định của pháp luật.
Quyết định yêu cầu, hoàn thành việc sáp nhập, chuyển giao, tiếp nhận các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng trước ngày 30.6.2024.
Theo Nghị định số 62/2022/NĐ-CP, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.