Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số

Sáng nay, ngày 13.9, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành báo chí. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, vấn đề bản quyền tác phẩm báo chí đối diện với nhiều thách thức mới.

Vi phạm bản quyền nội dung số diễn ra phổ biến với tốc độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phạm vi ngày càng rộng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu của các cơ quan báo chí cũng như công cuộc chuyển đổi số báo chí. Do đó, bảo vệ bản quyền đang là vấn đề cấp bách đối với các cơ quan báo chí và đòi các giải pháp phải được thực hiện tổng thể, đồng bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Trong bối cảnh như vậy, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số” nhằm làm rõ thực trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí hiện nay; đồng thời thảo luận và tìm giải pháp hữu hiệu để bảo vệ bản quyền báo chí, đặc biệt trong môi trường số.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Hội truyền thông số Nguyễn Minh Hồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Hội thảo cũng nhằm nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác bản quyền tác phẩm báo chí trong kỷ nguyên số cho các tòa soạn, các nhà báo; đồng thời đóng góp vào quá trình hoàn thiện hành lang pháp lý về bản quyền.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -1
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng nhấn mạnh: “Bảo vệ được quyền tác giả sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tạo động lực cho nhà báo, cơ quan báo chí đầu tư vào dự án phát triển nội dung, dự án đổi mới sáng tạo báo chí. Bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông hiện nay”.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -2
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Khánh Duy

Phát biểu chào mừng hội thảo, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền khẳng định, cách mạng 4.0 đã mang đến sự thay đổi lớn lao về công nghệ, thay đổi cả công nghệ làm báo và thay đổi hành vi của độc giả. Trong bối cảnh đó, báo chí không có cách nào khác là phải chuyển đổi số để tồn tại và phát triển. Nhờ chuyển đổi số, nhiều cơ quan báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại hơn. “Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số báo chí cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề bản quyền trên môi trường số, đòi hỏi có giải pháp bảo vệ hiệu quả, đặc biệt là giải pháp công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý”, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền nói.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -3
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đỗ Chí Nghĩa phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tại hội thảo, các đại biểu nghe các tham luận: (1) Cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ bản quyền ở các cơ quan báo chí hiện nay, do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trình bày; (2) Bảo vệ bản quyền từ góc nhìn kinh tế báo chí – truyền thông, do ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới trình bày; (3) Bảo vệ bản quyền số của VTV: Cơ sở pháp lý, thực trạng và kiến nghị, do ông Nguyễn Thanh Vân, Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam trình bày; (4) Bảo vệ bản quyền báo chí dưới góc nhìn văn hóa và đạo đức do PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam trình bày; (5) Bàn về bảo vệ bản quyền báo chí dưới góc độ bồi thường thiệt hại, do luật sư Trần Thị Khánh Hương, Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp lý - Truyền thông Hà Nội trình bày; và (6) Ứng dụng công nghệ số vào bảo vệ bản quyền báo chí, do ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội Truyền thông số Việt Nam trình bày.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Thị Phương Thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Phạm Thị Kim Oanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -4
Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới Nguyễn Minh Đức trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Tổng Biên tập Báo Vietnamnet Nguyễn Văn Bá phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin của Mobifone Vũ Gia Luyện phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Phần thảo luận với sự tham gia của các diễn giả: (1) Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; (2) Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; (3) Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử; (4) Ông Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Vietnamnet; (5) Ông Vũ Gia Luyện, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin của Mobifone; (6) Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam Hồ Quang Lợi phát biểu. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Phó trưởng Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Vân trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Khánh Duy
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Giám đốc Trung tâm bản quyền số, Hội truyền thông số Việt Nam Hoàng Đình Chung trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông Nguyễn Quang Đồng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Luật sư Trần Thị Khánh Hương, Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp lý - Truyền thông Hà Nội trình bày tham luận. Ảnh: Quang Khánh

Các diễn giả trao đổi sâu về các giải pháp giúp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số đạt hiệu quả cao nhất; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp công nghệ và đề xuất nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo vệ bản quyền.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Khánh Duy
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các diễn giả tại phiên thảo luận. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Khánh Duy
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Khánh Duy

Trong khuôn khổ hội thảo cũng diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”.

Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”. Ảnh: Khánh Duy
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam về “Nâng cao năng lực, kiến thức thực thi pháp luật bản quyền, phổ biến kiến thức và đạo đức văn hóa cơ quan báo chí trong thực thi bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí”. Ảnh: Khánh Duy
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Ban Tổ chức tặng hoa, kỷ niệm chương các nhà tài trợ. Ảnh: Quang Khánh
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các đại biểu dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số -0
Các đại biểu dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.