Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững:

Đổi mới tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

Những năm qua, công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã được các bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án “Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án). Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn

Theo mục tiêu Đề án đưa ra, giai đoạn 2021 - 2025, ngành nông nghiệp Việt Nam phấn đấu 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc ký cam kết tuân thủ quy định ATTP; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm và 15%/năm; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu làm sẵn, ăn liền tăng 10%/năm; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giám sát vi phạm các quy định ATTP giảm 10%/năm. Bên cạnh đó, phấn đấu 100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; 100% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP
Phấn đấu đến năm 2025, 100% cơ sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp, hiện nay, nền nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản nước ta còn nhiều tồn tại, hạn chế như: tỷ lệ cơ sở sản xuất được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế chất lượng, an toàn còn thấp; tỷ trọng sản phẩm được kiểm soát chất lượng, ATTP tại từng công đoạn và trong toàn chuỗi cung ứng theo chuẩn quốc tế chưa cao; sản phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng chưa đồng đều, thiếu ổn định, thất thoát sau thu hoạch còn lớn; vi phạm về an toàn thực phẩm, lô hàng bị trả về tuy giảm nhưng còn ở mức cao; hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn quy chuẩn chưa cập nhật kịp thời theo chuẩn mực quốc tế; tổ chức bộ máy các cấp chưa đầy đủ, thiếu ổn định…

Trên cơ sở tình hình thực tiễn, Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản đã xây dựng Đề án và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt. “Chúng tôi mong muốn Đề án được triển khai rộng rãi sẽ phát huy tốt những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, góp phần đổi mới tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới” - ông Tiệp chia sẻ.

Để đạt được mục tiêu đề ra, theo quyết định phê duyệt Đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các tỉnh, thành phố tập trung triển khai đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối/trung tâm cung ứng, chợ bán lẻ nông lâm thủy sản, hoàn thiện chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản. Triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP của Việt Nam và thị trường nhập khẩu cho tất cả các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công nghệ sản xuất “xanh, sạch” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Bên cạnh việc chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện, Đề án cũng đưa ra các nhóm giải pháp căn cơ để triển khai đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Cụ thể: hoàn thiện cơ chế chính sách, lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 2021 - 2025; phối hợp, huy động các nguồn lực Nhà nước và xã hội trong bảo đảm chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản; đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý bảo đảm ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản; tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng ATTP, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản Việt; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng ATTP, truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực và kinh nghiệm bảo đảm chất lượng, ATTP và thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. 

Với vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì thực hiện Đề án, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản được giao nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các bộ, ngành liên quan và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Dự án xây dựng vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu chất lượng, ATTP và hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản; Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật kiểm nghiệm, kiểm tra, giám định phục vụ Nhà nước về chất lượng, ATTP; xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện các Chương trình phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội ngành hàng... trong công tác bảo đảm ATTP, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản.

Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, cập nhật hệ thống chính sách pháp luật theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn ngành nông nghiệp nước ta. Đồng thời, tổ chức phổ biến, cập nhật kịp thời quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thông tin thị trường về chất lượng, ATTP tại Việt nam và nước xuất khẩu. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nguyễn Như Tiệp cũng cho biết: “Chúng tôi đã và đang hỗ trợ thí điểm, nhân rộng nâng cấp các chuỗi liên kết cung ứng nông lâm thủy sản an toàn thành các chuỗi giá trị ngành hàng chất lượng, an toàn, bền vững. Đây cũng là một trong những bước đi quan trọng, hướng đến nền sản xuất hàng hóa hiện đại mang lại giá trị tăng cao”.

______
(Chương trình phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản)

Kinh tế

Vietnam Airlines là Hãng hàng không 5 sao của tổ chức APEX và Top 20 hãng hàng không tốt nhất thế giới do tổ chức AirlineRating đánh giá.
Kinh tế

Sức lan tỏa từ thương hiệu quốc gia Vietnam Airlines

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương hiệu quốc gia không chỉ là một yếu tố cạnh tranh mà còn là công cụ quan trọng để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong đó, việc xây dựng một thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực hàng không là rất cần thiết cho quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam ra thế giới.

Xe pick - up chủ yếu sử dụng ở vùng nông thôn, miền núi, vận chuyển hàng hóa, nông sản
Kinh tế

Đề xuất giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe pick-up

70% xe chở hàng cabin kép “pick-up” lưu thông ở ngoài TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe này sẽ khiến ngân sách giảm thu khoảng 7.700 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ giảm 36% giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm, đặc biệt ở nông thôn, miền núi.

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với NHCSXH. Ảnh: NHCSXH
Kinh tế

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngày 20.11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc
Kinh tế

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc

Với việc quy tụ gần 400 doanh nghiệp Việt Nam và 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, cùng 50 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề trọng điểm, có nhu cầu kết nối thực tế, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 được trông đợi sẽ mở rộng cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?
Doanh nghiệp

Bị “nhắc nhở” vì chậm công bố nhiều thông tin quan trọng, công ty trong hệ sinh thái của Chủ tịch Trương Sỹ Bá đang kinh doanh ra sao?

Lịch sử kinh doanh BAF cho thấy, vào năm 2022, ông Trương Sỹ Bá trở thành tân Chủ tịch của CTCP Nông nghiệp BaF Việt. Trước khi nắm quyền lãnh đạo cao nhất ở BAF, ông Trương Sỹ Bá được biết đến với hệ sinh thái Tân Long Group vốn khá kín tiếng trên thị trường.

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
Kinh tế

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

Ngày 20.11, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế và mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ  doanh nghiệp Việt Nam.

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?
Kinh tế

Hai đơn vị “quen mặt” trúng thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị trực thuộc Sở LĐTB-XH TP. Hồ CHí Minh với tỷ lệ tiết kiệm thế nào?

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vạn Thành Đạt và Công ty TNHH MTV TMDV Phương An là hai đơn vị thường xuyên trúng hàng loạt gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm cho các đơn vị xã hội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở
Bất động sản

Nhiều gói thầu xây dựng của Công ty TNHH xây dựng Như Quỳnh "trễ hẹn", lãng phí nguồn lực ở cơ sở

Chủ tịch UBND xã Ea Tiêu Nguyễn Năng Tuấn cho biết, khu vực đất thu hồi thực hiện dự án vẫn đang trồng cà phê, sầu riêng. Dự án không thể triển khai đúng hạn, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng bị chậm lại, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vì sao cần tăng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho “xe lai”?

Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất ưu đãi thuế cho xe ô tô lai điện (Hybrid) bao gồm xe hybrid điện tự sạc “HEV” và xe hybrid điện có hệ thống sạc riêng “PHEV” để hướng người tiêu dùng đến những dòng xe thân thiện môi trường, hiện thực hóa cam kết Net Zero.

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu
Kinh tế

Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu

Tập đoàn Samsung phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vừa tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc thuộc dự án hợp tác “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo năm 2024”.

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
Bất động sản

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”

Cuối tuần qua, “đảo tỷ phú” Vũ Yên, Hải Phòng thêm sôi động với sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia. Nhiều đặc quyền dành riêng cho cư dân tiên phong được công bố tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống đẳng cấp hàng đầu dành cho giới tinh hoa.