Doanh nghiệp đề nghị cấp đủ điện cho cảng Hải Phòng

Với đặc thù phải luôn bảo đảm năng lực phục vụ 24/7 cho tất cả hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, duy trì thông suốt chuỗi cung ứng, việc liên tục cắt điện tại cảng biển Hải Phòng làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng dịch vụ của cảng, nguy cơ phải đền bù hiện hữu…

Chất lượng dịch vụ giảm sút nghiêm trọng

3 hiệp hội gồm Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam; Chủ tàu Việt Nam vừa gửi văn bản số 002/HHDN lên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng kiến nghị về việc cấp điện cho các cảng khu vực Hải Phòng.

Doanh nghiệp đề nghị cấp đủ điện cho các cảng khu vực Hải Phòng -0
Cảng Hải Phòng. Nguồn: ITN

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, thời gian qua đã xảy ra tình trạng mất điện do sự cố, cắt điện luân phiên thường xuyên tại khu vực Hải Phòng. Đặc biệt, trong hoạt động khai thác cảng, với đặc thù phải luôn bảo đảm cam kết năng lực phục vụ 24/7 cho tất cả các khách hàng, hãng tàu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, duy trì thông suốt toàn bộ chuỗi cung ứng – mạch máu của nền kinh tế, việc cắt điện đã gây rất nhiều khó khăn cho các cảng, tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp phải đền bù thiệt hại rất lớn cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng dịch vụ, xuống cấp nhanh chóng trang thiết bị, ảnh hưởng đến an toàn lao động và đặc biệt là nguy cơ bị mất khách hàng.

Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển xanh, bền vững (cảng xanh), hiện đại hóa hoạt động cảng (cảng công nghệ cao), hướng tới hiện thực hóa cam kết đưa mức phát thải ròng của cả nước về 0 đến năm 2050, các cảng đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng điện xanh, sạch với chi phí đầu tư rất lớn. “Việc cắt điện thường xuyên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cảng mà còn ảnh hưởng uy tín chất lượng dịch vụ cảng biển so với khu vực cũng như có thể dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống an ninh năng lượng quốc gia”, kiến nghị nêu.

Xem xét ưu tiên điện cho các cảng

Khẳng định trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ khó khăn tới ngành điện, song theo các doanh nghiệp cảng biển và logistics, vì tần suất cắt điện (theo kế hoạch và đột xuất) đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của cảng và dòng chảy của nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp đề xuất trong ngắn hạn, hệ thống lưới điện Hải Phòng và quốc gia cần có các nguồn điện dự phòng, xem xét điều phối lại nguồn điện cho từng khu vực, ngành nghề một cách phù hợp, trong đó đặc biệt ưu tiên bảo đảm cung ứng điện cho các cảng luôn trong tình trạng sẵn sàng, liên tục 24/7.

Đối với trường hợp mất điện do sự cố, sự kiện bất khả kháng, trong thời hạn 24 giờ, các cơ quan trên cần thông báo cho các cảng (bên mua điện) biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại theo quy định tại Điều 27 của Luật Điện lực và có văn bản giải trình gửi các cảng trong vòng 8 giờ ngay sau thời điểm khắc phục xong sự cố. Đây là cơ sở quan trọng để cảng thu xếp thông báo, giải trình, phối hợp làm việc với các khách hàng, hãng tàu.

Đối với trường hợp bắt buộc phải cắt điện nhưng không vì lý do khẩn cấp, cắt điện luân phiên, cắt điện để bảo trì bảo dưỡng lưới điện, đề nghị ngành điện lực cần có kế hoạch cụ thể, gửi cho các cảng (bên mua điện) trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng và/hoặc gửi văn bản (ưu tiên) cho cảng theo quy định của Điều 27, Luật Điện lực.

Đồng thời, cần có giải pháp hỗ trợ, bù đắp thiệt hại cho cảng như hỗ trợ kinh phí đầu tư, chi phí duy trì hoạt động trạm biến áp, máy phát, bảo trì phương tiện…; có các giải pháp hỗ trợ kinh phí cho cảng trong trường hợp tàu phải nằm chờ tại cảng do mất điện; có chính sách trợ giá điện cho cảng để bù đắp các thiệt hại do cắt điện gây ra.

Về dài hạn, cần có các chính sách khuyến khích, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp cảng, logistics tiên phong ứng dụng công nghệ, đầu tư, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh (tại cảng, vận tải, kho bãi...) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng chi phi đầu tư và duy trì hoạt động sản xuất (chi phí điện) rất lớn, do đó, để đa dạng và nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng, cần xem xét sớm hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển biểu giá điện từ biểu giá kinh doanh sang biểu giá sản xuất.

Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế điều hành giá điện hấp dẫn nhằm thu hút, khuyến khích đa dạng thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào năng lượng tái tạo nhằm ổn định nguồn cung, hạ giá thành bán điện, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trước đó, vào chiều ngày 7.6, khi trao đổi với các cơ quan báo chí về đối tượng ưu tiên cấp điện trong trường hợp công suất phân bổ về các địa phương bị tiết giảm do thiếu nguồn cung điện tại miền Bắc, Trưởng ban Kinh doanh EVN Nguyễn Quốc Dũng cho biết, Tổng công ty Điện lực miền Bắc và Tổng công ty Điện lực Hà Nội đã lên phương án tính toán theo hướng ưu tiên trước tiên cho khách hàng sử dụng điện quan trọng đã được tỉnh và thành phố phê duyệt; các sự kiện chính trị xã hội quan trọng.

Tiếp đến là ưu tiên cho các khách hàng căn cứ vào thực tế của các địa phương như các đơn vị sản xuất các mặt hàng thiết yếu (sản xuất nước sạch, thực phẩm....), các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động... "Tất cả những kế hoạch này đều được các đơn vị báo cáo lên UBND cấp tỉnh, thành phố và các Sở Công thương các để giám sát thực hiện", ông Dũng thông tin.

Hiện, miền Bắc đang thiếu điện nghiêm trọng. Theo Bộ Công thương, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc có thể huy động chỉ đạt 17.500 - 17.900MW trong khi nhu cầu có thể lên cao 24.000MW trong những ngày tới. Như vậy, hệ thống điện miền Bắc đối mặt nguy cơ thiếu công suất tại hầu hết các giờ trong ngày.

Để ứng phó với tình trạng thiếu điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tiết giảm công suất tại các địa phương miền Bắc với mức trung bình 6 – 10%/ngày, ngày cao điểm tiết giảm lên tới 30% công suất sử dụng.

Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng
Kinh tế

Cần có chính sách phát triển kinh tế rừng

Muốn phát triển đất nước, đầu tiên phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với lợi thế của đất nước, trong đó có kinh tế rừng bởi đây là ngành tập trung nguồn lực lao động lớn cùng sự nghèo đói, trải dài ở các vùng biên.

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng
Doanh nghiệp

Áp dụng KPI - Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất chất lượng

KPI là hệ thống chỉ số phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, bộ phận hay cá nhân. Việc áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu (KPI) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược và quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp tư nhân ngày càng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Kinh tế

Doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng cho kỷ nguyên vươn mình

“Trong bối cảnh cách mạng công nghệ bùng nổ và vị thế Việt Nam đang lên, cộng đồng doanh nhân khao khát sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là lúc tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được đề cao hơn bao giờ hết và các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU chia sẻ.

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Công ty CP XD Phú An Thịnh chuyên trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt” tại TP. Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, Công ty CP XD Phú An Thịnh gần như trúng tuyệt đối các gói thầu đầu tư công khi tham gia, với tổng giá trị hơn 2.760 tỷ đồng. Tuy nhiên, các gói thầu này có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, có gói thầu trúng trị giá gần 25 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 3 triệu đồng.

Toàn cảnh Hội thảo
Bất động sản

Tiếp cận nhà ở ngày càng khó khăn

Mất cân đối cung - cầu; cơ cấu sản phẩm không hợp lý khi phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ trọng lớn còn nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu trầm trọng; giá bất động sản tăng cao ở một số thành phố lớn… khiến việc tiếp cận nhà ở trở nên khó khăn với nhiều người.

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
Doanh nghiệp

Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Ngày 9.10 vừa qua, Ủy viên Ban Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cùng đoàn Lãnh đạo tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam tại trụ sở chính LPBank, số 210 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển
Kinh tế

Natrumax Việt Nam công bố đầu tư và phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) sữa và dinh dưỡng Quốc Tế Natrumax (Natrumax Việt Nam) vừa công bố đầu tư và phát triển cho Natrumax Việt Nam. Đây là mốc son, đánh dấu sự chuyển mình của Natrumax Việt Nam, cùng các đối tác sẽ đưa Natrumax Việt Nam lên một tầm cao mới.

Quang cảnh hội thảo.
Kinh tế

Nâng mức cho vay tín chấp để thúc đẩy tín dụng cho “tam nông”

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước sửa đổi chính sách tín dụng tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP theo hướng bổ sung đối tượng thụ hưởng đối với các định hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm, đẩy mạnh cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội…

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tạo động lực để doanh nghiệp phát triển và xây dựng đất nước

Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, với khả năng thích ứng và đổi mới sáng tạo cao. Tới đây, các cơ chế, chính sách cần thông thoáng hơn nữa để tạo động lực cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát huy tối đa vai trò của mình trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng Việt Nam giàu mạnh và hùng cường.

 Phó Tổng Gián đốc Vietnam Airlines Lê Đức Cảnh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Tổ chức chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu tại Munich, Đức

Vietnam Airlines đã phối hợp cùng Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và sân bay Munich tổ chức Chương trình Xúc tiến Du lịch Việt Nam – châu Âu 2024 tại khách sạn Bayerischer Hof, Munich. Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu.