Doanh nghiệp da giày: Cần Xây dựng quy trình sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, tiêu chuẩn Netzero

Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29.12.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, xác định giày dép là ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia với sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, duy trì vị trí thứ 2 trên thế giới.

Thống kê của Hiệp hội Da – Giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê của LEFASO, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày dép (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với 1,3 tỷ đôi/năm, chiếm 5,4% thị phần và đứng thứ 2 về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc) với 1,276 tỷ đôi/năm, chiếm 7,3% thị phần.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết Chính phủ và Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sẽ đạt 38 - 40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời phát triển một số thương hiệu khu vực và thế giới.

Hiện nay, việc chuyển đổi xanh để phát triển bền vững không chỉ là xu hướng chung mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành da giày. Đồng thời cũng là cơ hội để ngành da giày Việt Nam nâng cao giá trị thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

25.4-da-giay-1.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thăm khu trưng bày mẫu và nguyên phụ liệu sản xuất túi xách - Nhà máy túi xách TBS. Ảnh: Đ.D

Chủ tịch LEFASO Nguyễn Đức Thuấn cho rằng vấn đề nghiên cứu phát triển trong thiết kế, nguyên vật phụ liệu, đầu tư ứng dụng công nghệ và phương thức phân phối, kênh phân phối cũng cần có sự thay đổi – hướng đến yếu tố chất lượng, thẩm mĩ, giảm chi phí, giảm phát thải CO2 hướng đến yếu tố phục vụ cho người tiêu dùng đầu cuối.

Đại diện LEFASO kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội cần tăng cường hợp tác, tạo ra các kết nối kịp thời và hiệu quả nhằm ổn định chuỗi cung ứng hướng đến phát triển xanh và bền vững. Bởi ngành da giày phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu và chuỗi cung ứng; trong đó, sự đứt gãy chuỗi cung ứng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đã làm đình trệ sản xuất toàn ngành do nhà sản xuất không có hoặc thiếu hụt trầm trọng nguyên phụ liệu.

Hiện nay, các thị trường nhập khẩu lớn của ngành da, giày và túi xách như EU, Hoa Kỳ đang đặt ra nhiều quy định mới về tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hóa, chẳng hạn Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism-CBAM) của EU… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp ngành da giày phải nỗ lực không ngừng, liên tục đổi mới để đáp ứng các đòi hỏi của những thị trường "khó tính" nếu không muốn lùi lại phía sau hay rời khỏi “cuộc chơi”.

Nhiều chuyên gia đánh giá đây thật sự là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Việt bởi ngành da giày là lĩnh vực gây ra nhiều phát thải carbon trong quá trình sản xuất.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Latvia, Đan Mạch cho biết dệt may và da giày là hai trong những sản phẩm, hàng hóa có sự tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao vào thị trường EU thời gian qua nhờ được hưởng ưu đãi thuế từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Vì vậy các doanh nghiệp ngành này cần chú ý đến những thay đổi cùng đòi hỏi của thị trường. Ví dụ, các sản phẩm ngành dệt may, giày dép xuất khẩu vào Bắc Âu cần lưu ý đến các quy định về “Nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu”, tại đây, người tiêu dùng không chỉ xem xét về giá mà còn xem xét về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Để có thể đảm bảo được con đường vào châu Âu một cách thuận lợi, các doanh nghiệp da giày buộc phải đổi mới xây dựng quy trình sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, tiêu chuẩn Netzero và tuân thủ các yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu, tiếp tục hoàn thiện chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản xuất trong nước.

Cùng với đó, để ngành da giày tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, doanh nghiệp cũng cần được Chính phủ, Bộ Công thương hỗ trợ xây dựng chiến lược, chuyển đổi sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường, xu hướng xuất khẩu xanh, tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Kinh tế

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.