Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội

Chiều 7.10, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đặng Xuân Phương - Trưởng đoàn khảo sát chủ trì buổi làm việc.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đặng Xuân Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Báo cáo Đoàn khảo sát, Tổng giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội Nguyễn Kim Khiêm cho biết, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đây là một trong những cơ quan báo chí lớn nhất của Thủ đô, hoạt động trên địa bàn Thủ đô, là một trong hai đài phát thanh - truyền hình quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam. Hiện Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội trực tiếp sản xuất, phát sóng, quản lý 2 kênh truyền hình quảng bá, 1 kênh truyền hình trả tiền, 2 kênh phát thanh quảng bá, 3 kênh phát thanh trên hệ thống cáp.

Thời gian qua, Đài luôn thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền; bám sát định hướng tuyên truyền của Trung ương và thành phố Hà Nội. Đài thực hiện đúng các quy định về phương thức cung cấp kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh - truyền hình, các loại hình dịch vụ cung cấp kênh chương trình như trong các giấy phép được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội -0
Tổng giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội Nguyễn Kim Khiêm báo cáo Đoàn khảo sát

Khẳng định hệ thống pháp luật về báo chí - truyền thông ngày càng được hoàn thiện, phạm vi điều chỉnh bao quát hơn, đề cập đến hầu hết các vấn đề lớn của hoạt động báo chí nói chung, song theo ông Nguyễn Kim Khiêm, một số quy định chưa phù hợp, nên cũng như nhiều cơ quan báo chí khác, hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đang gặp một số khó khăn, nhất là trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

Từ thực tế hoạt động, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm sơ kết việc thực hiện quy hoạch báo chí, điều chỉnh những bất cập, trong đó quy định rõ loại hình báo điện tử đối với các đài phát thanh - truyền hình địa phương là cần thiết, tương tự các báo địa phương có phiên bản báo điện tử. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng lại định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá sản xuất chương trình; xây dựng quy định về đặt hàng truyền dẫn phát sóng trên các loại hình truyền dẫn kênh truyền hình, phát thanh phù hợp với tình hình thực tế…

Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội -0
Đoàn khảo sát mong muốn Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phát huy truyền thống, có nhiều chương trình hay, đậm chất Hà Nội

Đoàn khảo sát ghi nhận những kết quả Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đạt được thời gian qua, mong muốn Đài tiếp tục phát huy truyền thống, nghiên cứu để có nhiều chương trình hay, đậm chất Hà Nội. Chia sẻ với những khó khăn trong hoạt động của Đài hiện nay, Đoàn khảo sát sẽ tổng hợp các kiến nghị chuyển đến UBND thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các cơ quan liên quan sớm giải quyết, tạo điều kiện để Đài phát triển đúng với vị trí, vai trò của mình.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.