Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Sáng 7.1, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

t17.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Sẽ xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết

Báo cáo tóm tắt về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng nêu rõ, về dự kiến nội dung Kỳ họp, trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền, Kỳ họp sẽ diễn ra vào cuối tháng 2.2025 để Quốc hội xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, căn cứ đề xuất của các cơ quan và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới đây sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Cụ thể, gồm: dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ Khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVI; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).

o1.jpg
Quang cảnh phiên họp thứ 41 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Hồ Long

Ngoài ra, đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Với dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ thông tin rõ về tiến độ, trường hợp chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu của dự án Luật thì trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín (tháng 2.2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).

Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cơ quan chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật báo cáo, có ý kiến để làm cơ sở cho việc xem xét về thời điểm trình Quốc hội thông qua. Trường hợp chuẩn bị kịp và chất lượng tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thấy đủ điều kiện thì mới trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần này.

pho-chu-tich-qh-nguyen-khac-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về Tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời, đề nghị Ủy ban Kinh tế, theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo ý kiến về vấn đề này.

Cùng với đó, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự kiến Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín trên cơ sở ý kiến chỉ đạo và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về thời gian, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, dự kiến Quốc hội họp khoảng 4,5 ngày (trong đó dự kiến bố trí ngày cuối Kỳ họp để biểu quyết, thông qua các dự án luật, nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, nếu có), khai mạc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2.2025. Có bố trí thời gian Quốc hội nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.

Rà soát thật kỹ, tránh sót công việc

Cho ý kiến về dự kiến nội dung Kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong dự kiến chương trình kỳ họp thiết kế đến ngày cuối cùng Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua là chưa phù hợp, vì phải sửa Luật này xong mới lập được các Ủy ban của Quốc hội.

Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Quốc hội cần biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội trước. Trong đó, lưu ý không ghi tên cụ thể các cơ quan của Quốc hội cũng như không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này nữa, mà chỉ nêu: “Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội thành lập; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua”.

t8.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bãi bỏ và thành lập các Ủy ban của Quốc hội; và trình Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về cơ cấu, số lượng thành viên của các Ủy ban của Quốc hội.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ Khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần sửa thành dự thảo Nghị quyết về việc thành lập và bãi bỏ một số Bộ của Chính phủ Khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhằm bảo đảm phù hợp với Hiến pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, nếu có thay đổi về cơ cấu thành viên Chính phủ thì Quốc hội cũng cần có Nghị quyết về cơ cấu Chính phủ, sau đó là Nghị quyết về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ… Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan hữu quan cần "ngồi lại với nhau để tính toán thật kỹ".

o2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về công tác nhân sự, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại Kỳ họp bất thường sắp tới Quốc hội sẽ xem xét rất nhiều việc liên quan đến công tác này, do đó cần liệt kê chi tiết các đầu việc, tránh bỏ sót công việc.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới đây là kỳ họp phục vụ trước hết và trực tiếp cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với ý nghĩa như vậy, thì tất cả dự án Luật, dự thảo Nghị quyết phục vụ cho mục tiêu này phải được Quốc hội ban hành, còn những Luật có liên quan có thể trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, các cơ quan hữu quan tập trung tối đa chuẩn bị các nội dung phục vụ trực tiếp cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Đối với nhóm các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết có liên quan, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, tùy theo tiến độ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và chất lượng dự án luật, dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Chín nếu đáp ứng yêu cầu.

Chính trị

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025
Sự kiện nổi bật

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức trực tuyến toàn quốc vào sáng 8.1; sau khi thảo luận đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp triển khai kinh tế - xã hội năm 2025 và nghe Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết thúc Hội nghị, trong đó nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025.

Tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng cao hơn 8%
Sự kiện nổi bật

Tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, phấn đấu tăng trưởng cao hơn 8%

Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Chính phủ đề ra chủ đề của năm 2025 là "Kỷ cương, trách nhiệm; chủ động, kịp thời; tinh gọn, hiệu quả; tăng tốc, bứt phá", tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Đảng và Quốc hội, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp chủ yếu và 185 nhiệm vụ cụ thể. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn 8%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân khoảng 4,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 0,8 - 1%...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 63/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 64/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Hai Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7.1.2025 tại phiên họp thứ 41.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7.1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1

Ngày 7.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, khen thưởng Đội tuyển Việt Nam

Chiều 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoạt động ngoại giao phải phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025

Sáng 6.1, dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

Sáng 6.1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đến tháng 12.2024.