Bảo đảm phạm vi, mục tiêu của chuyên đề giám sát

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

chu-tich-qh-tran-thanh-man.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tập trung đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Trình bày tóm tắt một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy - Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ, mục đích của việc giám sát là xem xét, đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường; việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở đó, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp (xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện) để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát phải bảo đảm yêu cầu là việc đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường cần bám sát các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể được xác định trong các văn kiện của Đảng và quy định của pháp luật có liên quan. Việc tiến hành giám sát đúng quy định pháp luật; bảo đảm tính toàn diện, khách quan, trung thực và tiến độ theo kế hoạch.

t1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nội dung giám sát tập trung vào các nội dung như: việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường; đánh giá kết quả xây dựng, ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật để triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; việc lập và thẩm định Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia.

Nội dung giám sát cũng tập trung đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung đánh giá một số nội dung trọng tâm như việc bố trí và sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường, việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; việc lập, thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM); việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, công tác đánh giá ĐMC, ĐTM; hoạt động kiểm soát ô nhiễm gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường (chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí); chống ngập úng ở các đô thị; việc quản lý chất thải (quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý nước thải đô thị, quản lý chất thải trong hoạt động nông nghiệp, y tế và xây dựng); công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; tổ chức phát triển thị trường các-bon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ các-bon rừng…

t4.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Xử lý dứt điểm hiện tượng “nóng” về môi trường

Cơ bản đồng tình với kế hoạch của Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là chuyên đề giám sát rất “nóng”, rất “trúng” và “đúng”, phản ánh nguyện vọng của cử tri và nhân dân về bảo vệ môi trường.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Đoàn giám sát bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó đề ra các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường cho giai đoạn 2021 - 2025 như: tỷ lệ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh của khu dân cư thành thị 95 - 100% và của khu vực nông thôn là 93 - 95%; tỷ tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90% hay tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có khu xử lý chất thải chung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%...

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Trong quá trình giám sát, chỉ tiêu, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra có đạt được hay không; cần chỉ ra được những mặt mạnh và cả những hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành; tìm cho được những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý dứt điểm những hiện tượng “nóng” về môi trường ở địa phương, cơ sở, nhất là những vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, nghiêm trọng hơn là ở các khu đô thị, vấn đề xử lý rác thải y tế...

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, từ chuyên đề giám sát này, Đoàn giám sát cần đề xuất được những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập về chính sách, pháp luật về môi trường; nêu cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan trung ương và ở địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, sản phẩm cuối cùng của chuyên đề giám sát là Nghị quyết của Quốc hội về chuyên đề giám sát. Do đó, Nghị quyết giám sát cần bảo đảm cụ thể, để sau chuyên đề giám sát sẽ tạo ra được chuyển biến thực chất trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, trong quá trình giám sát, Đoàn giám sát cần bám sát các văn bản Nhà nước đã ban hành về bảo vệ môi trường cần có danh mục các Nghị quyết, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cần phải giám sát. Nội dung giám sát cần bao hàm việc đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có cả giám sát phòng ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm, xử lý chất thải, phục hồi môi trường…

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, lâu nay trong các Nghị quyết và pháp luật về bảo vệ môi trường đã nói rất nhiều về việc “ai gây ra ô nhiễm môi trường thì phải bỏ tiền ra để phục hồi môi trường”. Vì vậy, sau giám sát, Đoàn giám sát cần nghiên cứu, đề xuất được chính sách về vấn đề này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự thảo kế hoạch, đề cương báo cáo và các tài liệu liên quan của Đoàn giám sát và đề nghị Đoàn giám sát nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội và của các cơ quan để hoàn thiện kế hoạch, đề cương giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Đoàn giám sát rà soát thêm kế hoạch chi tiết, đề cương báo cáo để bảo đảm phạm vi mục tiêu của cuộc giám sát phải đánh giá khái quát được tổng thể việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề còn nhiều bất cập, hạn chế nổi nổi lên trong thực tiễn và những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội quan tâm. Lựa chọn đối tượng giám sát phù hợp, tổ chức khảo sát trước khi triển khai giám sát, bảo đảm hiệu quả và ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương.

Tập trung làm rõ và thể hiện trong kết quả giám sát, báo cáo giám sát, nghị quyết giám sát về việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước và các luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường; việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định rõ nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, các cấp, các ngành và trách nhiệm giải trình đối với kết quả đạt được và bất cập.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, nội dung và phạm vi giám sát cần chú trọng nhiều nội dung chuyên sâu, trong đó, cần tiếp tục rà soát bảo đảm tiếp cận theo nhóm vấn đề lớn, nổi bật về bảo vệ môi trường.

t9.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 63/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 64/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Hai Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7.1.2025 tại phiên họp thứ 41.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7.1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Trưa 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 41, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra sau một ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, khối lượng công việc sắp tới là rất nặng nề và đề nghị các cơ quan, đơn vị trên tinh thần tích cực, khẩn trương triển khai các công việc trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, sáng nay, 6.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41 sáng nay, 6.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động mọi công việc để trình các nội dung, triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội theo tinh thần "đúng vai, thuộc bài". 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và các đại biểu trao tặng giải thưởng, danh hiệu cho các học sinh, sinh viên tiêu biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

Tối 5.1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 – 9.1.2025); tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương và trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Thời sự Quốc hội

Tuyên truyền sâu rộng về chặng đường 80 năm xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng đã phát biểu phát động Giải Diên Hồng lần thứ 4 - năm 2026. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025

Vào 20h10 ngày 05/01/2025, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự Quốc hội

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải Diên Hồng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, các nhà báo tiếp tục phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội; đồng thời, cần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng là chủ trương lãnh đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải.

Giải Diên Hồng lần thứ 3 - Dấu ấn trí tuệ và tinh thần đổi mới
Đại Biểu Nhân Dân TV

Giải Diên Hồng lần thứ 3 - Dấu ấn trí tuệ và tinh thần đổi mới

Giải Diên Hồng lần thứ 3 tiếp tục khẳng định uy tín và sức lan tỏa của một sân chơi tôn vinh những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông về Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Không chỉ là nơi hội tụ của các sản phẩm báo chí xuất sắc, giải thưởng còn là dịp để lắng nghe những chia sẻ, cảm xúc chân thành từ các tác giả cũng như sự phản hồi từ độc giả. Giải Diên Hồng không chỉ là sự công nhận mà còn là động lực đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông; là nguồn cảm hứng để giải tiếp tục lan tỏa những giá trị nhân văn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.