Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, sáng nay, 6.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

dbnd_br_pct-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Rà soát kỹ lưỡng để các quy định của Nghị quyết không trùng lặp, chồng chéo

Trình bày tóm tắt Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu rõ, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm các quy định của Nghị quyết không trùng lặp, chồng chéo với các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đã được điều chỉnh tại các văn bản quy phạm pháp luật khác và cơ quan.

Theo đó, đã lược bỏ 7 điều tại dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và lược bỏ 4 dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

dbnd_bl_thanh-hai.jpg
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải trình bày tóm tắt Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Sau khi tích hợp, dự thảo Nghị quyết liên tịch gồm 7 chương, 58 điều, trong đó có 31 điều chung đối với việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, 27 điều quy định riêng đối với việc tiếp xúc cử tri của từng chủ thể.

Cụ thể, Chương 1: Những quy định chung gồm 3 điều (từ Điều 1 đến Điều 3 dự thảo Nghị quyết mới) về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, nguyên tắc tiếp xúc cử tri.

Chương 2: Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, trong việc tiếp xúc cử tri gồm 14 điều (từ Điều 4 đến Điều 17 dự thảo Nghị quyết mới).

Chương 3: Hoạt động, hình thức, nội dung tiếp xúc cử tri, gồm 19 điều (từ Điều 18 đến Điều 36 dự thảo Nghị quyết mới).

Chương 4: Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, gồm 7 điều (từ Điều 37 đến Điều 43 dự thảo Nghị quyết mới).

Chương 5: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết kiến nghị cử tri, gồm 8 điều (từ Điều 44 đến Điều 51 dự thảo Nghị quyết mới).

Chương 6: Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, gồm 4 điều (từ Điều 52 đến Điều 55 dự thảo Nghị quyết mới).

Chương 7: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (từ Điều 56 đến Điều 58 dự thảo Nghị quyết mới).

Bảo đảm tính phù hợp, ổn định của Nghị quyết sau khi ban hành

ctqh-pb.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Chính phủ; đồng thời nhận thấy, dự thảo Nghị quyết đã đủ điều kiện thông qua.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, nội dung liên quan đến trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam ở địa phương trong hoạt động tiếp xúc cử tri (Điều 10) có thể quy định theo hướng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện tự mình hoặc ủy quyền cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã tổ chức và tiếp xúc cử tri của ĐBQH ở cấp xã để bảo đảm chất lượng tiếp xúc cử tri vì không phải nơi nào cấp xã cũng có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ này.

Về quy định Ban Dân nguyện tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri (Điều 52), Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không nên quy định cứng là Ban Dân nguyện ngay trong dự thảo Nghị quyết để bảo đảm tính tương thích. Hơn nữa, trong điều kiện Quốc hội cũng đang tiến hành sắp xếp bộ máy, dự thảo Nghị quyết nên quy định theo hướng “do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao” để thống nhất theo một nguyên tắc.

dbnd_br_thanh-tung.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị cân nhắc chỉnh sửa quy định tại Điều 52 dự thảo Nghị quyết và một số điều khoản khác có liên quan quy định rõ tên Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu theo hướng không nêu tên cụ thể của hai Ban để bảo đảm tính phù hợp, ổn định của Nghị quyết sau khi ban hành.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện và các cơ quan có liên quan như Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Ban Dân chủ, giám sát phản biện xã hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc rà soát tích hợp hai dự thảo Nghị quyết theo đúng Kết luận số 955 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm hồ sơ đầy đủ.

dbnd_br_thong-qua.jpg
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung của dự thảo Nghị quyết và các nội dung giải trình trong hồ sơ gửi kèm theo. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản, đa số ý kiến nhất trí thông qua tại phiên họp này và Nghị quyết được ban hành, có hiệu lực từ ngày hôm nay, 6.1.

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết với 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 63/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 64/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Hai Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7.1.2025 tại phiên họp thứ 41.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7.1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Trưa 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 41, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra sau một ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, khối lượng công việc sắp tới là rất nặng nề và đề nghị các cơ quan, đơn vị trên tinh thần tích cực, khẩn trương triển khai các công việc trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm phạm vi, mục tiêu của chuyên đề giám sát

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41 sáng nay, 6.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động mọi công việc để trình các nội dung, triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội theo tinh thần "đúng vai, thuộc bài". 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và các đại biểu trao tặng giải thưởng, danh hiệu cho các học sinh, sinh viên tiêu biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

Tối 5.1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 – 9.1.2025); tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương và trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Thời sự Quốc hội

Tuyên truyền sâu rộng về chặng đường 80 năm xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng đã phát biểu phát động Giải Diên Hồng lần thứ 4 - năm 2026. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025

Vào 20h10 ngày 05/01/2025, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự Quốc hội

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải Diên Hồng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, các nhà báo tiếp tục phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội; đồng thời, cần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng là chủ trương lãnh đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải.

Giải Diên Hồng lần thứ 3 - Dấu ấn trí tuệ và tinh thần đổi mới
Đại Biểu Nhân Dân TV

Giải Diên Hồng lần thứ 3 - Dấu ấn trí tuệ và tinh thần đổi mới

Giải Diên Hồng lần thứ 3 tiếp tục khẳng định uy tín và sức lan tỏa của một sân chơi tôn vinh những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông về Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Không chỉ là nơi hội tụ của các sản phẩm báo chí xuất sắc, giải thưởng còn là dịp để lắng nghe những chia sẻ, cảm xúc chân thành từ các tác giả cũng như sự phản hồi từ độc giả. Giải Diên Hồng không chỉ là sự công nhận mà còn là động lực đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông; là nguồn cảm hứng để giải tiếp tục lan tỏa những giá trị nhân văn, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.