Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình

Chiều 4.4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Đỗ Quang Thành dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh Hòa Bình, phục vụ việc thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình Bùi Việt Hùng cho biết, hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh duy trì và phát huy hiệu quả của 2.381 điểm mô hình tự quản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Toàn tỉnh có 1.356 công an xã bán chuyên trách; 12 Ban bảo vệ dân phố, với 115 tổ bảo vệ dân phố; 1.330 đội dân phòng với 12.190 người.

Sau khi thực hiện chủ trương điều động công an chính quy về đảm nhiệm chức danh công an xã, thị trấn thì lực lượng công an xã bán chuyên trách làm việc chung với lực lượng công an chính quy và được bảo đảm trang bị đủ về trang phục, phù hiệu thường niên theo quân số thực tế hàng năm. Lực lượng bảo vệ dân phố được cấp Giấy chứng nhận theo quy định; được trang bị đồng phục, phù hiệu và có phòng làm việc riêng. Lực lượng dân phòng hiện tại chưa được trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, trụ sở làm việc và phòng sinh hoạt riêng.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng công an xã bán chuyên trách; dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở của lực lượng này chưa chủ động; nhiều công an viên bán chuyên trách trên địa bàn chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế; kinh phí, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của lực lượng công an xã bán chuyên trách và duy trì hoạt động của các mô hình tự quản còn hạn chế…

Do đó, UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là hoàn toàn cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đồng thời, kiến nghị cần có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm động viên, huy động các lực lượng yên tâm công tác; làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, thi đua khen thưởng nhằm khích lệ động viên các lực lượng kịp thời…

Về căn cước công dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đối với 23 thông tin về công dân cư trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tính đến ngày 30.3.2023 với 232.416 hộ, 957.580 nhân khẩu đều được kịp thời cập nhật đầy đủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ các cơ sơ dữ liệu chuyên ngành kết nối khai thác, chia sẻ để thực hiện công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Về công tác cấp căn cước công dân, toàn tỉnh đã thu nhận hồ sơ cấp của 710.210/723.028 lượt hồ sơ, đạt 98,23%, còn 12.818 trường hợp chưa cấp do già yếu, lang thang, cơ nhỡ và đi làm ăn xa. Hiện tỉnh đang cấp căn cước công dân cho học sinh sinh năm 2004, 2005, 2007, 2008 với 2.382/5.190 trường hợp. Với tài khoản định danh điện tử, toàn tỉnh cấp được 267.377/385.412 tài khoản, đạt 69,4%...

Từ thực tế triển khai, địa phương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, đó là đối với phần mềm dữ liệu chuyên ngành của các sở, ban ngành khi khai thác đồng bộ thông tin công dân đang bị dư trường thông tin so với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gây khó khăn cho công tác giải quyết hồ sơ. Tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc cấp căn cước công dân gắn chíp và việc hướng dẫn cài đặt, sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID còn gặp khó khăn; nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế; hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc…

Việc đổi mới công tác quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân vào công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu cấp thiết, cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Do đó, cần sớm sửa đổi Luật Căn cước công dân để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Đỗ Quang Thành ghi nhận những kết quả tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ triển khai lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và căn cước công dân; nêu rõ, các ý kiến, kiến nghị xác đáng của tỉnh sẽ được Đoàn khảo sát tiếp thu, tổng hợp để có thêm thông tin trong quá trình thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh, làm việc tại địa phương chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để Ủy ban có thêm cơ sở báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội nhằm bảo đảm chất lượng, tính khả thi và đạt hiệu quả của hai dự án Luật.

+ Trước đó, Đoàn đã khảo sát tại phường Phương Lâm, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Chính trị

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Sự kiện nổi bật

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

* Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị

* Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Ngày 6.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon

Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đương đại đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được điều hành, quản lý, chi phối bởi trí tuệ. Các sản phẩm của kinh tế này đều hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, phong phú của con người.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vân Nam có vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vân Nam có vị trí quan trọng trong tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, sáng 6.11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

"TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ"

Lời Tòa soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trước yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Bài viết:

ĐBQH Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn). Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản

Cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều nay, 5.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể về thu hồi khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các loại khoáng sản đặc thù; xem xét giao thẩm quyền phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.