Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nêu 5 đề xuất tại đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN

Chiều 20.2, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phiên đối thoại được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam dự phiên đối thoại trực tuyến từ điểm cầu Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Thái Quỳnh Mai Dung, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến.

, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến phát biểu tại phiên đối thoại - Ảnh H.Ngọc
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến phát biểu tại phiên đối thoại

Tại phiên đối thoại, nghị sĩ các nước ASEAN đã trao đổi quan điểm trong việc xây dựng các nội dung phát triển hợp phần kinh tế của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực chính, gồm: đánh giá và nhìn lại những thành công, thách thức trong quá trình triển khai kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025; Xây dựng một ASEAN có định hướng hành động, bền vững, có khả năng thích ứng và toàn diện.

Thay mặt Đoàn Việt Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến nêu rõ, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, ASEAN là điểm sáng với triển vọng lạc quan trong tương lai, là trung tâm của các mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) và là trung tâm của các cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)… ASEAN luôn đứng vững và chưa bao giờ có vị thế tốt đẹp như ngày nay, một tinh thần ASEAN tự lực - tự cường, gắn kết và chủ động thích ứng, đoàn kết - thống nhất, sẵn sàng hợp tác, đối thoại trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đà tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN được giữ vững với dự báo tích cực đạt 4,6% trong năm 2023 và 4,9% trong năm 2024. Thương mại của ASEAN ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng gần 15%, đạt 3.800 tỷ USD. Đầu tư đạt mức cao kỷ lục hơn 224 tỷ USD. Tuy nhiên, kinh tế khu vực vẫn tiềm ẩn rủi ro và chịu tác động trực tiếp từ căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực...         

ASEAN đã nỗ lực thể hiện vai trò trung tâm, là một trong những chủ thể chính trong kiến tạo, định hình và dẫn dắt môi trường an ninh đối với cấu trúc hợp tác và trật tự khu vực. Các xu thế của thời đại đặt ra cho ASEAN yêu cầu đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong hành động và đột phá trong ý tưởng để có thể tận dụng tối ưu các động lực tăng trưởng kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế biển xanh, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 với những định hướng xuyên suốt, nhằm xây dựng một ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm, xác lập khuôn khổ chiến lược cho sự phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn của ASEAN trong 20 năm tới là một vấn đề đang được ghi nhận.

"Hiện 6 yếu tố cốt lõi đã được thống nhất làm nền tảng xây dựng Tầm nhìn ASEAN bao gồm định hướng hành động; bền vững; mạnh dạn, táo bạo và đổi mới; thích ứng và chủ động, nhanh nhẹn và kiên cường; bao trùm, tham gia và phối hợp, bởi lẽ cần phải thiết lập được một chương trình nghị sự mới rõ ràng, thúc đẩy hội nhập kinh tế, thích ứng với những tiến bộ công nghệ, thay đổi địa chính trị và chuyển đổi kinh tế vốn đang làm thay đổi trật tự toàn cầu hiện nay”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế nói. 

Đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự ự Phiên đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN - Ảnh H.Ngọc
Đoàn ĐBQH Việt Nam tham dự Phiên đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN

Trong quá trình đó, Hội đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA) và các nghị viện thành viên đã đóng vai trò hết sức quan trọng vì thể hiện được tiếng nói của nhà nước, chính đảng, nhân dân ở các nước thành viên. Những đóng góp của AIPA đã được thể hiện rõ trong quá trình phát triển của mình và có uy tín quốc tế ngày càng cao.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến nhấn mạnh, là một thành viên có trách nhiệm, Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng các nước ASEAN và Nghị viện thành viên AIPA nỗ lực xây dựng một ASEAN - một AIPA vững mạnh, đồng thời chủ động thích ứng, "biến nguy thành cơ", hướng tới cộng đồng ASEAN ổn định, phát triển thịnh vượng và bền vững.

Để xây dựng một ASEAN có định hướng hành động, bền vững, có khả năng thích ứng và toàn diện, Đoàn Việt Nam đưa ra 5 đề xuất. Cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy vai trò trung tâm, giá trị chiến lược của ASEAN. Tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác và cộng đồng quốc tế trong bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Bảo đảm nguyên tắc độc lập, tự chủ, duy trì đồng thuận với lập trường, quan điểm chung của ASEAN, theo “phương cách ASEAN”. Kiên trì lấy hòa bình làm mục tiêu, đối thoại làm công cụ, hợp tác làm phương châm để giải quyết các tranh chấp trên tinh thần thượng tôn pháp luật, phù hợp các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chung và luật pháp quốc tế.

Thứ hai, tăng cường và mở rộng hợp tác nội khối cả về thương mại, đầu tư, du lịch, giao lưu nhân dân và chuyển giao công nghệ, hợp tác tài chính và tiền tệ, hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số an toàn và bền vững, chuyển đổi năng lượng công bằng. Đồng thời, tăng cường quan hệ ASEAN với các đối tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, ứng phó hiệu quả với những thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thảm họa thiên tai, tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia... Tăng cường hợp tác tiểu vùng, góp phần bảo đảm tăng trưởng bao trùm, phát triển đồng đều và bền vững...

Thứ ba, nghị viện các nước cần tiếp tục nâng cao vai trò xây dựng luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tăng cường vai trò giám sát Chính phủ các nước ASEAN triển khai thành công các kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN 2025 trên cả 3 trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và hướng tới tầm nhìn sau năm 2025.

Thứ tư, AIPA cần tiếp tục đổi mới, trở thành kênh hợp tác nghị viện có hiệu quả, phối hợp tốt giữa kênh nghị viện và Chính phủ các nước. Tiếp tục chú trọng tăng cường quan hệ với các đối tác là quan sát viên của AIPA để tạo ra “sức mạnh tập thể” góp phần hóa giải những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt.

Thứ năm, tăng cường trao đổi, xây dựng, thực thi các nghị quyết giúp ASEAN khai thác lợi thế về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ cho phục hồi, phát triển kinh tế, khai thác hết tiềm năng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, lương thực và lâm nghiệp…

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu
Chính trị

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta

Lời Tòa soạn: Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12.4. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính trị

Bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 12.4, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và tiến hành họp phiên bế mạc. Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị với tỷ lệ tuyệt đối. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc.

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính trị

Xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2025), 80 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới
Chính trị

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 14 và 15.4.

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.