Đề xuất nguyên tắc, điều kiện xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ.

Nguyên tắc xét tặng

Dự thảo Nghị định nêu rõ nguyên tắc đặt tên và xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ. Việc đặt tên giải thưởng của bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ thực hiện theo các nguyên tắc: Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã có; Không sử dụng tên của tổ chức, cá nhân để đặt tên giải thưởng nếu chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan có thẩm quyền; Không vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đề xuất nguyên tắc xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ -0
Ảnh minh họa/ITN

Về nguyên tắc xét tặng các giải thưởng về khoa học và công nghệ, dự thảo nêu rõ, việc đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện; việc xét tặng giải thưởng được thực hiện khách quan, công khai, công bằng, chính xác.

Đối với công trình được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung còn phải tuân thủ các nguyên tắc: Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng; Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Đồng thời, cũng theo dự thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức việc xét, tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.

Tổ chức, cá nhân tổ chức việc xét tặng và quyết định tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đặt ra.

Điều kiện xét tặng

Dự thảo nêu rõ, điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đối với tác giả trực tiếp sáng tạo, đóng góp vào giá trị khoa học và công nghệ của công trình; không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật khoa học và công nghệ; đồng thời đáp ứng các điều kiện:

Đối với người Việt Nam: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với người nước ngoài: chấp hành luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam; là tác giả của công trình nghiên cứu về Việt Nam.

Đối với công trình, phải có hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật Nhà nước), được ứng dụng tại Việt Nam.

Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 3 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 1 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với công trình nghiên cứu khoa học.

Công trình đặc biệt xuất sắc: Kết quả nghiên cứu của công trình có phát minh mới hoặc là thành tựu khoa học nổi trội, tiêu biểu, dẫn tới những thay đổi đặc biệt quan trọng trong nhận thức, sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội.

Công trình có giá trị rất cao về khoa học: Tìm ra bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng hoặc đạt một trong các tiêu chí sau: hình thành hướng nghiên cứu mới; tư tưởng, quan niệm mới; nhận thức mới; cách tiếp cận mới; lý thuyết mới; phương pháp mới; tri thức mới; phát hiện mới về khoa học công nghệ. Được công bố, trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế hoặc trong nước.

Công trình có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ của đất nước hoặc ứng dụng trong thực tiễn có một trong các tác dụng sau: 

Mang lại hiệu quả kinh tế lớn hoặc làm thay đổi hợp lý cơ cấu ngành nghề, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Làm chuyển biến nhận thức của xã hội hoặc tác động đặc biệt quan trọng đến đời sống xã hội, nâng cao dân trí, thay đổi tích cực hành vi ứng xử của nhóm, tầng lớp trong xã hội. 

Được sử dụng để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.