Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam

Đánh giá cao chủ đề Tọa đàm Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam trong thực hiện cách mạng văn hóa Việt Nam theo tinh thần “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” năm 1943, các đại biểu nhấn mạnh, với những nội dung hay, rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, Tọa đàm một lần nữa khẳng định những giá trị trường tồn và thời sự của “cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa”, góp phần tuyên truyền để toàn dân nhận thức rõ hơn về vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội.

Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, TS. Nhị Lê:
Với bản Đề cương 1943, Đảng đã lựa chọn vấn đề khó nhất, sâu sắc nhất nhưng căn bản nhất

Với tôi, cuộc Tọa đàm này là cuộc “tọa đàm kép” để chúng tôi có thể nói rộng ra không chỉ Đề cương về Văn hóa năm 1943, mà còn là nhìn về “chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”.

Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam -0

Sáu chữ - Tư tưởng, học thuật nghệ thuật - được đề cập trong Đề cương mà người chủ trì Tọa đàm đặt ra cho tôi là rất khó.

Những năm 1940, người Pháp đô hộ đất nước này, cuộc thế chiến thứ II nổ ra, Nhật đặt chân xâm lược Việt Nam, văn hóa Pháp bén rễ thâm căn ở Việt Nam là thứ văn hóa nô dịch. Cùng với đó, văn hóa phong kiến mấy nghìn năm càng ngày càng bộc lộ sự hủ bại. Nguy cơ văn hóa Nhật tràn vào dưới sự xâm lược của phát xít Nhật ngày 22.9.1940. Nói như thế để thấy rõ sự pha trộn về tư tưởng, văn hóa, văn minh đang đặt ra cho Dân tộc này, trực tiếp là Đảng ta sự lựa chọn lịch sử. Đảng ta không đặt vấn đề về kinh tế, chính trị vào thời điểm gay go, một mất một còn, số phận dân tộc đang “một cổ ba tròng” khi ấy. Tại sao? Bởi lẽ, nếu không chiếm được văn hóa thì chính trị cũng vô nghĩa, nếu không chiếm được văn hóa thì không có động lực nào cho kinh tế phát triển. Xét cho cùng không chiến thắng về văn hóa, không đi trước về văn hóa thì không có quốc gia nào cả. Cho nên, nhìn bản Đề cương năm 1943 thấy được tầm vóc vĩ đại, tầm chiến lược của Đảng ta đến mức nào, thấy được nhu cầu cấp bách của Dân tộc ta như thế nào!

Như tôi nói, văn hóa chính là con người, còn ngoại diên của nó, văn hóa chính là kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự… Không cởi bỏ ách nô lệ cho 20 triệu người lúc bấy giờ thì không nói gì đến chính trị giải phóng dân tộc, phát triển kinh tế với tư cách một quốc gia độc lập. Cho nên, với bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng đã lựa chọn vấn đề văn hóa là khó nhất, sâu sắc nhất nhưng căn bản nhất. Ở đây là sự lựa chọn trước tiên về tư tưởng.

Tại sao bản Đề cương có 6 chữ và tại sao lại là tư tưởng, học thuật, nghệ thuật? Trong bối cảnh bấy giờ, nếu không rõ sự lựa chọn tư tưởng sẽ không có gì cả cho hành động. Sự hỗn mang về tư tưởng lúc bấy giờ, bao nhiêu thứ tràn vào Việt Nam, thì rường cột của nó là tư tưởng. Cho nên vấn đề tư tưởng là hàng đầu. Sau này tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2, Đảng đặt tiêu đề mà Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày trước Hội nghị là “Chủ nghĩa Mác và vấn đề phát triển văn hóa Việt Nam”.

Liên quan đến học thuật, muốn kiến tạo văn hóa Việt Nam, thì vấn đề thứ hai là học thuật. Đề cương nhấn rất mạnh.

Đặt 6 chữ này - linh hồn trong bản Đề cương, tôi cảm nhận được trong bối cảnh như thế để thấy chân dung văn hóa, nội hàm văn hóa mà bản Đề cương kiến tạo, hoạch định, từng bước tổ chức thực hiện. 6 chữ - tư tưởng, học thuật, nghệ thuật - chính là 3 giềng mối căn bản, gốc rễ để kiến tạo dung mạo, hệ giá trị của toàn bộ sự vận động của nền văn hóa Việt Nam. Sự phát triển này mới từng bước làm nên nấc thang mà sau này chúng ta đạt được.

Tôi đọc “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam”, soi chiếu và thấy được sự chỉnh thể về tầm nhìn chiến lược mang tính thời đại, nội hàm căn bản của văn hóa, công việc cần làm đối với kiến tạo, phát triển văn hóa Việt Nam. Gói gọn lại 6 chữ và không thể không nhắc đến nhân tố quyết định là sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng với chủ nghĩa Mác. Đó là đột phá đầu tiên. Chỉ hai năm sau, những điều tiên liệu của Đảng từ bản Đề cương kết tinh thành biểu tượng vô địch của Cách mạng tháng Tám. Văn hóa đã làm trỗi dậy sức mạnh của quân sự. Với cương vị là người nghiên cứu về văn hóa, không bắt đầu từ công cụ để tư duy thì không có khái niệm khoa học nào cả. Một lần nữa tôi khẳng định rằng, chỉ có văn hóa mới đưa chúng ta đi xa, nghĩ dài.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, PGS. TS. Tạ Quang Đông:
Tọa đàm góp phần tuyên truyền để toàn dân nhận thức rõ hơn vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, văn hóa có sức mạnh, tầm quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam -2

Để các nghị quyết về văn hóa, cụ thể là quan điểm, định hướng chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ta về văn hóa khẩn trương đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất, đầu tiên là phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tri thức trong giai đoạn hiện nay cũng như các thể chế về chính sách dành cho văn hóa.

Thứ hai, phải tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tin cậy của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển bền vững của đất nước, được đặt ngang hàng với chính trị và kinh tế.

Trong thời gian vừa qua, sau Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đã triển khai rất nhiều các hội nghị, đặc biệt là Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tại Hội nghị rất lớn và quan trọng này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp cho ngành văn hóa - đó cũng là những cột mốc soi đường để chúng ta thực hiện những nhiệm vụ đề ra một cách cụ thể. Sau đó, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức rất thành công các hội nghị, hội thảo một năm nhìn lại việc thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Trong đó, có Hội thảo khoa học “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2022 tại Bắc Ninh, trong đó đề cập đến những vấn đề cần tháo gỡ, những điểm nghẽn trong thể chế, chính sách và giải pháp để huy động các nguồn lực của xã hội, tăng cường đầu tư cho văn hóa... Đó là những vấn đề tôi thấy rất hiệu quả, đã được triển khai đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành. Cũng như hôm nay, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm này, đóng vai trò góp phần giải thích, tuyên truyền chính sách để các ngành, các cấp và toàn dân nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, chúng ta cũng đã có rất nhiều nghị quyết, chiến lược về văn hóa, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI (Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước). Đó là những chiến lược rất cụ thể đã có để ngành văn hóa phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thể chế các đường lối, quan điểm này và tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, không để các khoảng trống trong khung khổ pháp lý, hướng tới các lĩnh vực đều có văn bản pháp luật điều chỉnh, đặc biệt là các vấn đề về chính sách đặc thù cho khối văn hóa, nghệ thuật.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng, phát triển ngành, cần sự phối hợp, tương quan chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương và coi là một nhiệm vụ thường xuyên. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp rất chặt chẽ với các bộ, ban, ngành để tổ chức các hội nghị bàn về văn hóa, về cách ứng xử văn hóa, triển khai những mục tiêu để phát triển văn hóa tại các bộ, ngành, địa phương. Qua hơn 1 năm triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, có một sự chuyển biến rất mạnh mẽ ở các địa phương cũng như bộ, ban, ngành trong việc đầu tư cho văn hóa cũng như phát triển đội ngũ những người làm văn hóa.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ:
Trong chính trị, kinh tế có văn hóa

Trong bản Đề cương đã đề cập đến 3 phương châm bao trùm, trường tồn của cuộc vận động văn hóa và nền văn hóa mới Việt Nam, đó là Dân tộc hóa, Khoa học hóa và Đại chúng hóa.

Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam -3

Về dân tộc hóa, đây là nguyên tắc đầu tiên được nêu trong Đề cương. Văn hóa có giá trị mang tính phổ quát của nhân loại, nhưng đồng thời văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước phải có sắc thái, bản sắc riêng. Cho nên, dân tộc nào cũng thế, “văn hóa còn thì dân tộc còn”… Tính chất dân tộc của văn hóa là như thế. Hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta, các triều đại phong kiến có thể mục ruỗng, suy tàn, nhưng có những nghệ thuật, tinh hoa thời kỳ đó có tính tích luỹ vượt lên. Điều này không phản ánh bản chất của chế độ. Đó là tính dân tộc, chứ không có tính nhất thời của triều đại.

Với nguyên tắc khoa học hóa, đây là những tiến bộ, phù hợp, tác động tích cực với đời sống, con người, kể cả đời sống tinh thần và vật chất. Trong chính trị có văn hóa, trong kinh tế có văn hóa. Chính trị có văn hóa thì chính trị mới bền vững, còn chính trị mà đi phản lại những giá trị văn hóa thì chỉ nhất thời. Có văn hóa mới tập hợp được mọi người, có văn hóa mới dẫn dắt được cả dân tộc, đất nước, hay cộng đồng đi lên. Cho nên khoa học là những gì tiến bộ.

Với nguyên tắc đại chúng hóa, có thể thấy rất rõ. Bởi văn hóa là sáng tạo của nhân dân từ đời này sang đời khác. Trong sáng tạo văn hóa nói chung và sáng tạo văn học nghệ thuật nói riêng có hai mảng đại chúng và tinh hoa. Tinh hoa là những tầng lớp trí thức của thời kỳ đó tạo nên những đỉnh cao của văn hóa. Và để có đỉnh cao đó phải có nền tảng của đại chúng. Nếu như trong chế độ phong kiến trước đây, tầng lớp bóc lột thường bắt bộ phận làm văn hóa đi phục vụ cho giai cấp thống trị; thì văn hóa mới trong Đề cương năm 1943, đặt ra yêu cầu, phải phục vụ quần chúng, như vậy mới có giá trị đích thực.

Trong quá trình 80 năm qua, ba nguyên tắc nêu trên tiếp tục được bổ sung, phát triển trên cơ sở giữ vững những nền tảng cơ bản ban đầu được đề ra trong bản Đề cương. Nói “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, thì trong tiên tiến có khoa học, nhưng dứt khoát phải đậm đà bản sắc dân tộc. Và trong đậm đà bản sắc dân tộc phải có tính đại chúng.

Tôi nhớ năm 1983, kỷ niệm 40 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943, Tổng Bí thư Trường Chinh có nói: thời điểm đó có những hạn chế nhất định, đây mới Đề cương nên có mặt khiếm khuyết, có những mặt chưa hoàn chỉnh, nhưng trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn hóa, văn nghệ để nâng văn hóa Việt Nam lên tầm cao mới. Tầm cao nào thì cơ bản cũng dựa trên 3 nền tảng: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Nhìn lại 80 năm qua có thể thấy rằng, chúng ta thực sự may mắn, bởi từ khi chưa giành được chính quyền, nhưng Đảng ta đã có Đề cương về văn hóa. Như Bác Hồ nói trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Chúng ta tự hào về Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta, vì trong giai đoạn khó khăn như thế mà có bản Đề cương về văn hóa như vậy.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS. TS. Bùi Hoài Sơn:
Chủ đề thảo luận là những vấn đề nóng, cần thiết

Tôi đánh giá cao nỗ lực của Báo Đại biểu Nhân dân trong việc tổ chức tọa đàm quan trọng này dịp kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943. Chủ đề mà chúng ta thảo luận ngày hôm nay là vấn đề nóng, cần thiết, bởi không chỉ được đề cập trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 mà còn trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành cải cách giáo dục theo hướng thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp để đưa giáo dục trở thành công cụ giúp đất nước phát triển bền vững, tương xứng với thời đại Hồ Chí Minh.

Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam -0

Không phải đến Đại hội XIII của Đảng chúng ta mới bàn về câu chuyện hệ giá trị, bởi hệ giá trị rất quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của quốc gia và từng cá nhân. Chính vì thế, việc quan tâm đến hệ giá trị luôn là một chủ đề xuyên suốt trong nhiều kỳ đại hội của Đảng. Đến Đại hội XIII, chúng ta thấy rằng bối cảnh đất nước, bên cạnh tác động của nền kinh tế thị trường với quá trình toàn cầu hóa sâu sắc, mạnh mẽ, thì còn là tác động của các phương tiện truyền thông mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Những tác động đó dễ khiến con người bị lạc lối giữa “bể” thông tin, lạc lối trong lối sống, bị định hướng bởi quá nhiều lĩnh vực khác nhau và sự lãng tâm của con người được thể hiện qua nhiều biểu hiện cụ thể. Ví dụ, bây giờ chúng ta rất khó tập trung để đọc một quyển sách, trong khi lại dễ dàng say mê với những dòng tin tức, những dòng Twitter, chia sẻ trên mạng xã hội... Điều này khiến chúng ta cần có định hướng nhất định.

Việc chúng ta xây dựng nên các hệ giá trị từ hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trở nên vô cùng cần thiết. Còn nhớ, vào thời điểm này năm ngoái, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức một hội thảo cấp quốc gia rất lớn bàn về chủ đề này và sự kiện khiến cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn, nghiêm túc hơn về việc phải bắt tay vào xây dựng các hệ giá trị. Chúng ta cũng nhớ rằng, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã gợi ý một số những hệ giá trị cơ bản.

Như thế nếu chúng ta tập trung vào việc xây dựng các hệ giá trị, thì sẽ huy động được nguồn lực của đất nước cũng như tập trung được sự quan tâm của từng cá nhân. Các giải pháp này có thể đến từ chính trị, kinh tế..., nhưng quan trọng nhất vẫn phải là từ văn hóa và giáo dục. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và sau này được thể hiện rõ nét trong Luật Giáo dục, chúng ta cũng nhấn mạnh rằng, mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, có văn hóa, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp... Điều đó cho thấy, chúng ta phải lựa chọn một số giá trị căn bản để từ đó huy động trí lực, sức mạnh của giáo dục và đặc biệt là văn hóa. Và thông qua việc tập trung như thế, chúng ta mới có thể huy động sức mạnh cho đất nước trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt hiện nay. Quốc gia nào không tập trung, không nỗ lực, không có được sức mạnh nội sinh của mình bằng chính nguồn lực rất quan trọng là văn hóa và con người, thì quốc gia đó sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Đó là ý nghĩa của việc cần phải tạo nên các hệ giá trị và ý nghĩa của việc chúng ta tập trung nguồn lực cho giáo dục, tập trung vào văn hóa trong việc hình thành và triển khai các hệ giá trị này.

Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, GS. TS. Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Bính:
Đề cương 1943 - cương lĩnh hành động của Đảng về văn hóa

Có thể coi bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 của Đảng như một văn kiện, cương lĩnh hành động, như lời hiệu triệu đối với toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt giới trí thức văn hóa và nghệ sĩ lúc bấy giờ. Ở thời kỳ nào cũng vậy, tầng lớp trí thức văn hóa và nghệ sĩ luôn có tác động quan trọng cả về tinh thần và vật chất đối với phần lớn quần chúng nhân dân. Cho nên, khi nói phạm vi ảnh hưởng của Đề cương này, phần lớn là quần chúng nhân dân, nhưng trong đó tầng lớp trí thức văn hóa và nghệ sĩ là đáng lưu ý. Quả thực, nếu chúng ta so sánh nền văn hóa nghệ thuật của chúng ta trước cách mạng và sau cách mạng sẽ thấy một sự đổi đời ghê gớm. Và sự đổi đời đó bắt đầu từ bản Đề cương về văn hóa.

Đề cương 1943 - kiến tạo dung mạo, nội hàm, hệ giá trị của nền văn hóa Việt Nam -4

Tác phẩm “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao là minh chứng về sự đổi đời đó. Đôi mắt thay đổi thực sự, trước đây nhìn cuộc đời khác, bây giờ khác, trước đây chỉ thấy lầm lũi, khổ hạnh, bây giờ thấy nhân dân cực kỳ sáng tạo, anh dũng, chấp nhận hy sinh, vượt qua gian khó.

Trong hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, văn hóa nghệ thuật của chúng ta đã đạt được một đỉnh cao lớn. Như Đại hội IV của Đảng đã khẳng định: nền văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của nền văn nghệ chống đế quốc trong thời đại ngày nay. Hàng loạt tác phẩm văn nghệ của chúng ta được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Quả thực có một sự đổi đời trong văn hóa nghệ thuật. Và không chỉ trong văn hóa nghệ thuật, trong lĩnh vực đời sống tinh thần của con người cũng như vậy. Trong chiến tranh ác liệt, con người Việt Nam vẫn tự tại, ung dung, không dễ gì có được tinh thần đó.

Với những phân tích trên, có thể kết luận: bản Đề cương về văn hóa của Đảng năm 1943 như một văn kiện quan trọng để chuẩn bị tinh thần cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và mở đầu cho thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ sau này.

Quốc hội và Cử tri

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.