Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp và đại học trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoạt động liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn doanh nghiệp

Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức với các cơ sở giáo dục đào tạo về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng phải đối diện với thách thức để tồn tại trong bối cảnh mới, đòi hỏi sự thích ứng, sáng tạo và đổi mới trong mọi hoạt động.

Hoạt động liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp bởi vậy là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn doanh nghiệp. Quá trình rút ngắn này cần được đẩy mạnh trên mọi phương diện của mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường.

Trong đó, các cơ sở giáo dục cần quan tâm, chú trọng tới mối liên kết với doanh nghiệp trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp

Là một trong những cơ sở giáo dục đại học rất chú trọng và đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ năm 2018, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp.

Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và đại học trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -0
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên lựa chọn nhiều dự án xuất sắc để tham gia Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia

Cụ thể, tổ chức Diễn đàn “Hành trình người khởi nghiệp” nhằm tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; Tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2017-2020.

Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn đội ngũ cán bộ giảng viên tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên, hỗ trợ các nhóm sinh viên khởi nghiệp có đầy đủ các kiến thức về khởi sự kinh doanh, hiểu thế nào là quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0.

Đến nay, số dự án khởi nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tham gia các cấp liên tục tăng, với tổng số 77 dự án. Hầu hết các dự án đều có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tư duy năng động, ý tưởng khởi nghiệp cũng như giúp sinh viên hiện thực hóa được giấc mơ kinh doanh và phát triển sản phầm sáng tạo.

Nhà trường cũng tổ chức thường niên Cuộc thi "Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" nhằm lựa chọn các dự án xuất sắc để tham gia Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia và các chương trình khởi nghiệp sáng tạo khác.

Cuộc thi là sân chơi trí tuệ, giúp sinh viên thể hiện được bản lĩnh, khát vọng và tinh thần khởi nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học trong cộng đồng sinh viên; tạo sân chơi học thuật đa dạng và tạo điều kiện cho sinh viên tự do phát triển các ý tưởng khởi nghiệp.

Có nhiều những dự án hàng năm được giải cấp trường, cấp tỉnh, cấp bộ… đã có thể áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

Đơn cử, Dự án sản xuất thương hiệu “thảo dược hoa kim cúc kết hợp phát triển du lịch truyền thống” do sinh viên nhà trường nghiên cứu phát triển đã đạt Giải khuyến khích "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Hưng Yên" năm 2018, Giải khuyến khích "Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hưng Yên lần thứ II" 2018, Trưng bày gian hàng tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia 2018.

Cùng với nỗ lực phát triển và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, sản phẩm đã được ra mắt thị trường đầu tiên vào tháng 8 năm 2019. Cho đến nay, thương hiệu thảo dược hoa kim cúc kết hợp phát triển du lịch truyền thống đã có những bước tiến vượt bậc khi thành lập thêm 2 cơ sở tại Bắc Ninh và Hà Nam.

Hiện các sản phẩm khởi nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã được đưa ra thị trường và được nhiểu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quan tâm, đầu tư hỗ trợ.

Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và đại học trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -0
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học snh, sinh viên lần thứ V (năm 2023)

Lợi ích "song phương" khi trường đại học liên kết với doanh nghiệp 

Liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho biết khi hợp tác với doanh nghiệp, nhà trường sẽ được hỗ trợ thêm cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo. Các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng của nhà trường có điều kiện được đưa vào thực tiễn sản xuất, giúp tăng nguồn thu.

Ngoài ra, năng lực, kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên được nâng lên, nội dung chương trình được đổi mới, xây dựng phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp. Sinh viên có điều kiện được học tập và rèn luyện ở môi trường sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, nhà trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định được uy tín, vị thế để phát triển.

Về phía doanh nghiệp khi hợp tác, liên kết sẽ được ứng dụng những kết quả nghiên cứu của nhà trường vào trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Đồng thời, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên qua các khóa đào tạo, huấn luyện do nhà trường tổ chức; xây dựng chiến lược marketing để quảng bá những sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, qua hợp tác với nhà trường, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng được những sinh viên xuất sắc, phù hợp với yêu cầu của mình.

Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và đại học trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -0

Được biết, năm 2023, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sẽ kết hợp với doanh nghiệp triển khai 1 nhiệm vụ thuộc Đề án 844 “Hỗ trợ nâng cao năng lực của cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu về đào tạo, truyền thông, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Mục tiêu chính là hình thành cụm liên kết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các trường đại học sư phạm kỹ thuật; Kết nối với các đối tác quốc tế và các doanh nghiệp trong nước nhằm trao đổi kinh nghiệm về hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật; Thành lập Trung tâm khởi nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Nhà trường kỳ vọng, đây sẽ là bước tiến đột phá trong sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác này trong tương lai.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.