Tuyển sinh 2023:

Đại học Quốc gia Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh, tăng học bổng, mở 4 ngành học mới

Tuyển sinh năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 15.600 chỉ tiêu và mở 4 ngành đào tạo cử nhân mới.

Ngành học mới đáp ứng công cuộc 4.0

Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức đưa vào tuyển sinh 04 ngành học mới bao gồm: Ngành cử nhân Thiết kế sáng tạo của khoa các Khoa học liên ngành; Ngành cử nhân Văn hóa truyền thông của Trường đại học Ngoại ngữ; Hai ngành kỹ sư là Kỹ sư Công nghệ thực phẩm và Sức khỏe và Kỹ sư Kỹ thuật Công nghệ Cơ điện tử Trường đại học Việt Nhật.

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, bốn ngành mới đều là những ngành liên quan đến nghề nghiệp và lĩnh vực kỹ thuật công nghệ đáp ứng rất tốt nhu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như cuộc sống đương đại. Những ngành này đã trải qua khảo sát kỹ lưỡng và nhà trường tin tưởng ngành mới sẽ có sức hút đối với thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2023.

Cũng theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của ĐHQGHN tăng hơn 10%, ngoài 4 ngành mới mở thì có những cơ sở đào tạo đã được nâng cấp đóng góp vào sự gia tăng chỉ tiêu của trường.

Cụ thể Khoa Luật thành Trường Đại Học Luật. Khoa Các Khoa học liên ngành đã có định hướng được thông qua, để trở thành một Trường Liên ngành và Đổi mới nghệ thuật, Đổi mới sáng tạo. Viện Quốc tế Pháp ngữ IFI trở thành khoa, có thêm chức năng đào tạo.

Vì vậy chỉ tiêu tuyển sinh đại học của ĐHQGHN nếu như năm ngoái là 14.000 thì   năm 2023 khoảng 15.600, tăng hơn 10% so với năm ngoái. 

Đổi mới Kỳ thi đánh giá năng lực

Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, điểm nhấn trong tuyển sinh của ĐHQGHN năm nay là kỳ thi đánh giá năng lực có những đổi mới.

Các chỉ tiêu dành cho kỳ thi đánh giá năng lực tăng lên. Lý do là chất lượng của những thí sinh qua kỳ thi đánh giá năng lực khá tốt. 

Điểm mới tiếp theo ĐHQGHN và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến hợp tác trong công nhận kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực. Bên cạnh đó ĐHQGHN dự định tiếp tục sử dụng chương trình thí điểm VSTEP của Trường Đại học Ngoại ngữ.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực hai năm nay đã có những đổi mới, được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. 

Giáo sư Đức cho biết, những thí sinh thi vào khối ngành khoa học kỹ thuật cũng cần có kiến thức của ngữ văn và ngược lại những em thi vào các ngành khoa học xã hội cũng có kiến thức tư duy toán học.

Điểm mới tiếp theo mà GS. Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh chính là thay đổi điều lệ dự thi trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN. 

Mọi năm sau 28 ngày thí sinh được đăng ký một đợt thi mới nhưng năm nay các em chỉ được thi tối đa 2 đợt. Do những năm trước thí sinh đăng ký dự thi nhiều đợt nhưng kết quả không cải thiện. Vì vậy, năm nay thí sinh cần phải cân nhắc rất kỹ để có kết quả tốt trong kỳ thi đánh giá năng lực.

Hỗ trợ sinh viên ngành khoa học cơ bản

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết ĐHQGHN luôn quan tâm và có chính sách đối với các sinh viên năm thứ nhất. Bên cạnh đó nhà trường đã có chính sách đối với nghiên cứu sinh thực tập sinh xuất sắc.

Riêng đối với việc học bổng ở bậc đại học, ĐHQGHN có rất nhiều loại học bổng, nhưng đối với lĩnh vực khoa học cơ bản, ví dụ như toán học, vật lý, hóa học và một số lĩnh vực của khoa học nhân văn, ĐHQGHN hỗ trợ hoàn toàn học phí. Mỗi tháng sinh viên được hỗ trợ kinh phí 2 triệu đồng và hỗ trợ hoàn toàn chỗ ăn, ở trong ký túc xá.

Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đây là sự lựa chọn sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, chọn ra những nhân tài cho các ngành khoa học cơ bản. Bởi khoa học cơ bản là giá trị cốt lõi, giá trị thương hiệu của ĐHQGHN cho nên ĐHQGHN phải gìn giữ, nâng niu, có chính sách phù hợp hỗ trợ sinh viên theo đuổi ngành học này. 

Môi trường đào tạo toàn diện cho sinh viên 

Năm 2022 ĐHQGHN đã ban hành quy chế đào tạo mới. Trong đó có những điểm mới, mục tiêu là sẽ phát huy tốt nhất cho sinh viên.  Không chỉ dừng lại việc giúp sinh viên phát huy tốt được năng lực chuyên môn mà phải phát huy được năng lực ngoại ngữ trở thành một thế mạnh của sinh viên ĐHQGHN trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Sinh viên cần phải phát triển về kỹ năng mềm và thể chất.  

Năm học vừa qua, ĐHQGHN đã đưa 2000 sinh viên lên học tập tại cơ sở Hoà Lạc. Dự kiến năm nay con số này sẽ tăng lên 7000 sinh viên. 

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức nhận định, với những cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên trên Hòa Lạc, mở ra rất nhiều cơ hội cho sinh viên. 

Từ lợi thế về cảnh quan cơ sở vật chất ở Hòa Lạc, ĐHQGHN đã xây dựng một chương trình giáo dục toàn diện cho các em. Nếu sinh viên học trên Hòa Lạc, các em sẽ được trải nghiệm những hoạt động về thể chất.

Bên cạnh đó sinh viên có môi trường học tập và rèn luyện những kỹ năng mềm, nếu trước đây chỉ là các môn học tự chọn, hoặc tích hợp trong một vài môn học thì hiện nay kỹ năng mềm đã được quy định tối thiểu 3 tín chỉ. 

Như vậy học kỹ năng mềm tương đương khoảng 45 tiết, nếu tính theo giờ thực hành nó sẽ tăng gấp đôi. Sinh viên sẽ có thời gian trải nghiệm nhiều hơn như học điền kinh, võ dân tộc; sinh hoạt CLB về ngoại ngữ; tham gia những hoạt động ngoại khóa; tham gia xây dựng cảnh quan trên Hòa Lạc

Những hoạt động như vậy giúp sinh viên không chỉ tốt về mặt chuyên môn, không chỉ nâng cao năng lực về ngoại ngữ, mà các em sẽ có điều kiện tiếp xúc với địa phương, thể hiện những năng lực của mình trong công tác xã hội. Từ đó hoàn thiện nhiều kỹ năng mềm của mình. Đây là một hành trang rất quan trọng cho sinh viên ĐHQGHN bước vào đời và hòa nhập với yêu cầu của cuộc sống như hiện nay.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.