Đã xác định được kiểu gen gây bệnh tay chân miệng nặng ở TP. Hồ Chí Minh

Cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có kết quả PCR dương tính với EV71 và đều có kiểu gen B5.

Số bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tăng nhanh, nhiều trường hợp diễn biến nặng

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh thông báo đã xác định được B5 - kiểu gen (subgenotype) của EV71 là tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em, vừa được phát hiện trở lại qua các trường hợp nặng tại 3 bệnh viện Nhi của thành phố.

Kết quả giải trình tự gen này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Oucru.

Cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đều có kết quả PCR dương tính với EV71 và đều có kiểu gen B5.

Được biết, kiểu gen B5 của EV71 lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan - Trung Quốc vào năm 2007 và tại TP. Hồ Chí Minh các năm 2015, 2018.

Theo số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC), số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. 

Cụ thể, số ca tay chân miệng bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22 của năm 2023. Trong đó, số ca mắc tay chân miệng ghi nhận trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca mắc tay chân miệng ở tuần 19. Trong đó, có nhiều trường hợp nặng.

Ngày 31.5, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1 trường hợp mắc tay chân nặng tử vong. Bệnh nhi do Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang chuyển đến trong tình trạng rất nặng với bệnh cảnh phù phổi cấp và sốc nặng (độ 4).

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Tổ chuyên gia hỗ trợ hội chẩn các trường hợp bệnh nặng và tổ chức các đoàn kiểm tra tại các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch tay chân miệng.

Hiện tại, các bệnh viện chuyên khoa Nhi của thành phố đã sẵn sàng các trang thiết bị hồi sức các trường hợp nặng (lọc máu, ECMO,…) và sẵn sàng thuốc điều trị theo phác đồ.

Để chủ động hơn trong ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị (nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch).

Đã xác định được gen gây bệnh tay chân miệng nặng ở TP. Hồ Chí Minh -0
Biểu hiện bệnh tay chân miệng (Hình minh họa)

Nguy cơ dịch chồng dịch

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh thì mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới) và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10 hàng năm.

Trong 2 tuần qua, tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã cho thấy, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%.

Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi Thành phố bước vào mùa mưa, nếu từng địa phương và mỗi hộ gia đình không quyết liệt diệt muỗi, diệt lăng quăng để kiểm soát dịch.

Từ thực tiễn nêu trên, HCDC nhận định trong những tháng sắp tới, TP. Hồ Chí Minh đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn nếu không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả 2 bệnh này ngay từ lúc này.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo HCDC tập huấn lại công tác phòng chống dịch cho các Trung tâm Y tế, trạm y tế; đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến quận huyện phường xã trong các hoạt động chuyên môn.

Tuy nhiên, Sở Y tế  nhấn mạnh, bên cạnh tăng cường hoạt động chuyên môn y tế thì cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị và từ mỗi gia đình.

Với Ủy ban nhân dân quận huyện, phường xã: Cần triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch như chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 13 năm 2023 và tiếp tục duy trì hoạt động loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Tăng cường giám sát hoạt động phòng chống tay chân miệng tại các trường mầm non, nhóm trẻ trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.

Đối với ngành Giáo dục: Cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học; đặc biệt là phòng chống tay chân miệng trong các trường mầm non, luôn đảm bảo có đầy đủ bồn rửa tay và xà phòng cho học sinh, giáo viên, nhân viên và khách sử dụng.

Tập huấn lại cho giáo viên, bảo mẫu về kỹ năng vệ sinh khử khuẩn bề mặt, vật dụng, đồ chơi. Tập huấn cho giáo viên, bảo mẫu những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị mắc tay chân miệng và các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.

Đối với các Sở, Ngành: Cần chủ động triển khai hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết trong cơ quan, đơn vị và trong phạm vi mình quản lý. Nguy cơ sốt xuất huyết xuất hiện rải rác khắp nơi, chỉ cần một vật đọng nước cũng sẽ thành nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.

Vì vậy, trong mỗi hoạt động của mỗi Sở, ban ngành cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh, đến nguy cơ phát sinh dịch bệnh để từ đó có biện pháp giải quyết triệt để. 

Đối với mỗi người dân, mỗi hộ gia đình: Cần chủ động thực hiện những hành vi phòng bệnh cho bản thân và gia đình như rửa tay bằng xà phòng, truy tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Ngoài ra, gia đình có trẻ dưới 5 tuổi cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn bề mặt và đồ chơi của trẻ.

Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.