Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước

Sáng nay, 11.7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (11.7.1994 - 11.7.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo và có lẵng hoa chúc mừng. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -7
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Tham dự Lễ kỷ niệm có: nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường... 

Cùng dự có: lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan Trung ương, Bộ, ngành, địa phương; các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nghề nghiệp… và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (KTNN) và đông đảo công chức, viên chức, người lao động của KTNN. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Tròn 30 năm trước, ngày 11.7.1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70-CP thành lập KTNN. Năm 2005, Quốc hội Khóa XI thông qua và ban hành Luật KTNN, mở ra một thời kỳ phát triển mới, một vị thế mới của KTNN, từ cơ quan thuộc Chính phủ trở thành cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Đặc biệt, ngày 28.11.2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó Khoản 1, Điều 118 đã quy định về địa vị pháp lý của KTNN, nâng tầm từ cơ quan luật định thành cơ quan hiến định; nguyên tắc hoạt động của KTNN là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật đã trở thành nguyên tắc hiến định, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của KTNN trong thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -2
Các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -3
Các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ. Ảnh: Lâm Hiển
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -1
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Đọc diễn văn kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nêu rõ, lễ kỷ niệm là dịp để KTNN nhìn lại chặng đường đã đi qua, tự hào về truyền thống của ngành, tạo thêm động lực cho chặng đường phát triển sắp tới và cũng là dịp để KTNN tri ân sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với ngành, tri ân những công lao, cống hiến của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của KTNN đối với sự lớn mạnh, trưởng thành và phát triển của ngành. 

Khởi đầu từ một cơ quan chưa có tổ chức tiền thân và tiền lệ về hoạt động, được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, đến nay, sau 30 năm, KTNN đã có nhiều bước chuyển mình đột phá.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -4
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

"Từ một cơ quan chưa có tiền thân về tổ chức và tiền lệ về hoạt động ở nước ta, trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, với phương châm “Chuyên nghiệp - Liêm chính - Hội nhập”, hoạt động kiểm toán, của KTNN đã có nhiều đổi mới và ngày càng đi vào chiều sâu", Tổng KTNN nhấn mạnh.

KTNN luôn bám sát các định hướng lớn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với các nội dung kiểm toán, tập trung vào những vấn đề được dư luận, cử tri cả nước quan tâm, các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; phục vụ hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý, điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; là căn cứ quan trọng để HĐND, UBND các cấp sử dụng trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; quá trình hoàn thiện thể chế trong tiến trình phát triển của đất nước.

KTNN đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -5
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập đến nay, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 740 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, KTNN đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý có nội dung không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí. 

Cụ thể, đã đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật NSNN, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội... Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị chuyển cơ quan điều tra và các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -6
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành KTNN các thời kỳ, vô cùng tự hào vì những giá trị tích cực, từ kết quả hoạt động của KTNN những năm qua, đã đóng góp cho những thành tựu to lớn của đất nước, nhất là thành tựu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

"30 năm qua, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của toàn ngành, luôn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đề cao trách nhiệm, phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên sâu, trí tuệ tập thể, không ngừng đổi mới tư duy, cộng hưởng tài năng và công sức, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó", Tổng KTNN khẳng định. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước -0
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: Lâm Hiển

Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, xác định mục tiêu phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng, nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Trước nhiệm vụ, niềm tin mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đặt ra cho KTNN trong giai đoạn mới, với xu thế phát triển của các định chế kiểm toán tối cao, chịu tác động bởi ba vấn đề lớn: Hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống…), ẩn chứa nhiều thách thức và cơ hội đan xen; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN, sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống quý báu 30 năm xây dựng và phát triển.

Từng thành viên của KTNN sẽ không ngừng rèn luyện để có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, “nghệ tinh - tâm sáng”, tương xứng với chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới với đầy đủ 4 tiêu chí: Trung thực - tỉ mỉ - chăm chỉ và nhạy bén, giữ vững giá trị cốt lõi “Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Chất lượng”; tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu, biết đồng cảm, chia sẻ và cống hiến, xây dựng KTNN xứng tầm, một cơ quan kiểm tra tài chính công chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín và trách nhiệm; xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Với tất cả ý nghĩa đó, Tổng KTNN khẳng định, toàn ngành KTNN trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục kiên định với phương châm hành động “Chất lượng và đạo đức công vụ” nhằm đạt mục tiêu “Chất lượng, chất lượng hơn và chất lượng hơn nữa”, đảm bảo thực hiện trách nhiệm “vì nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững”; trong tương lai xa hơn, tầm nhìn phát triển KTNN phải gắn chặt với các yêu cầu mới của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu đưa nước ta đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Theo đó KTNN mong muốn và kỳ vọng sẽ có sự phát triển đột phá để phấn đấu trở thành: Cơ quan kiểm toán tối cao việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và kiểm soát quyền lực; nâng cao trách nhiệm giải trình và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, phục vụ hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Chính trị

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15.4.2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác

Chiều 10.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ D.Trump công bố áp dụng mức thuế 10% và tạm hoãn áp dụng thuế đối ứng với nhiều đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
Chính trị

Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực

Chiều 10.4, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Bộ Ngoại giao và các biện pháp sắp tới của Việt Nam trước việc ngày 9.4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ:

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.