Quy định cụ thể sẽ dễ thực hiện

Một trong những kỳ vọng rất lớn của người dân và doanh nghiệp dược, đó là sửa đổi Luật Dược lần này sẽ tạo khung khổ pháp lý hoàn thiện để ngành dược phát triển, bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, thảo luận về chính sách của Nhà nước về dược trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược chiều qua (26.6), có ý kiến đại biểu cho rằng, để chính sách ưu đãi, ưu tiên, hỗ trợ có tính khả thi cần phải quy định cụ thể những ưu đãi đó là gì.

Theo thống kê, hiện nay trong số 232 nhà máy sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, chỉ có 44 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh mới tại các nhà máy này mới chỉ bắt đầu được triển khai. Các chính sách không còn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cung cấp thuốc cho công tác phòng, chống bệnh hiện nay. Do đó, cần có các chính sách ưu đãi phù hợp để thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, chuyên khoa đặc trị. Đặc biệt là nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ sản xuất thuốc mới đáp ứng nhu cầu trong trường hợp cấp bách như xảy ra dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Cùng với đó, cần xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với các thuốc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, chuyên khoa đặc trị, thuốc mới và chính sách ưu đãi riêng thuốc generic (thuốc thiết yếu), trong đó chính sách ưu đãi cho các thuốc công nghệ cần cao hơn chính sách cho thuốc generic để thu hút đầu tư.

Để khắc phục những bất cập hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định chính sách của Nhà nước về dược và phát triển công nghiệp dược theo hướng mở rộng nhóm thuốc được ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất và bổ sung một số chính sách ưu đãi cụ thể, chi tiết về thuế, đất đai. Cùng với đó, dự thảo Luật sửa đổi nhóm thuốc được tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành. Dự thảo Luật quy định áp dụng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ từ các quỹ khoa học và công nghệ, cụ thể “cơ sở nghiên cứu, sản xuất thuốc được trích tối đa 20% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ sở. Cho phép kéo dài thời hạn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lên 10 năm đối với các hoạt động đầu tư nghiên cứu, sản xuất thuốc mới, thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học và nguyên liệu làm thuốc là dược chất”.

Với quy định này, dự thảo Luật kỳ vọng sẽ khuyến khích các cơ sở nghiên cứu sản xuất thuốc công nghệ cao đầu tư nghiên cứu, sản xuất thuốc mới, thuốc công nghệ cao, thuốc công nghệ sinh học và nguyên liệu làm thuốc là dược chất. Tuy nhiên, đây là mức cao gấp đôi về thời gian và mức trích lập so với quy định hiện nay. Do đó, để có đủ cơ sở, lý lẽ thuyết phục các đại biểu Quốc hội cần bổ sung căn cứ của quy định này, phạm vi sử dụng quỹ như thế nào? Cùng với đó, đánh giá tác động kỹ lưỡng chính sách, đặc biệt là việc kéo dài thời hạn lên 10 năm. Trong đó, làm rõ các biện pháp kiểm soát để tránh xảy ra tình trạng lạm dụng chính sách, sử dụng quỹ không đúng mục đích.

Không chỉ quy định về chính sách ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự thảo Luật cũng có quy định về “tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành thuốc sinh học tương tự đầu tiên, thuốc generic của thuốc mới sắp hết thời hạn bảo hộ bằng độc quyền sáng chế”, “ưu tiên về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm; thuốc ứng dụng công nghệ cao; vaccine, thuốc biệt dược gốc và thuốc công nghệ sinh học được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam…”.

Nhằm tạo sự đột phá cho ngành dược phát triển thì việc xây dựng chính sách về dược và phát triển công nghiệp dược với những chính sách “ưu tiên”, “ưu đãi”… đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là rất cần thiết, đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt này. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả khi thì việc “tạo điều kiện thuận lợi về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành thuốc”, “ưu tiên về trình tự, thủ tục”… rất cần được quy định cụ thể ngay trong dự thảo Luật. Quy định càng cụ thể sẽ dễ thực hiện. Theo đó, các doanh nghiệp mới thực sự yên tâm khi đầu tư vào lĩnh vực dược.

Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.

Lớp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phượng (Phú Thọ). Ảnh: qdnd.vn
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm chính sách khả thi

Dự án Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 vừa qua; với mong muốn tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, dự thảo đã có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.

Không nên cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không nên cứng nhắc…

Trả lời kiến nghị của cử tri một số tỉnh, thành phố gửi đến sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV đề nghị xem xét sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, mức sống và phù hợp với chủ trương tăng lương từ ngày 1.7, Bộ Tài chính vẫn “kiên định” với quan điểm chưa thể sửa đổi.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Chính sách và cuộc sống

Tránh kẽ hở, bất cập khi hồi sinh dự án BT

Vì những bất cập, sai phạm, kẽ hở gây thất thoát tài sản công trong các dự án “đổi đất lấy hạ tầng”, phương thức đầu tư BT (đầu tư - chuyển giao) bị tạm dừng từ đầu năm 2021 theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP); sửa đổi Luật PPP lần này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất triển khai lại BT vì nhiều lý do.

Đổi mới tư duy và cách thức xây dựng pháp luật
Chính sách và cuộc sống

"Đúng vai, thuộc bài"

Đổi mới tư duy và cách thức xây dựng pháp luật là yêu cầu được Lãnh đạo Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh tại các phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, một quan điểm đổi mới hết sức quan trọng là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa, minh bạch hóa hệ thống pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh tình trạng “nhờn” luật!

Đề nghị bổ sung trong báo cáo đầy đủ hơn về thông tin, về danh mục các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt để biểu dương và những đơn vị chưa tốt để nhắc nhở, nhất là những nơi ít tiếp công dân... Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn
Chính sách và cuộc sống

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn

Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị định cần khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm "dấu chân carbon" bằng những tòa nhà xanh

Tại một sự kiện về phát triển bền vững diễn ra mới đây, ông Tan Boon Thor, Giám đốc khối bất động sản thương mại và quản lý thiết kế tại Frasers Property Vietnam cho biết, hiện nhiều khách hàng chỉ thuê những công trình có chứng nhận xanh. Với các khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư cũng kiểm tra kỹ càng xem công trình họ sắp thuê có thực sự xanh như giấy chứng nhận hay không.

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng
Chính sách và cuộc sống

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 37, sáng nay, 24.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật đó là bổ sung quy định về quảng cáo trên mạng. Việc lấp khoảng trống pháp lý này là rất cần thiết, kịp thời điều chỉnh những vấn đề đã và đang phát sinh trong thực tiễn về quảng cáo diễn ra khá sôi động trên môi trường mạng hiện nay.

Chủ động, tiên phong trong việc lớn, việc khó
Quốc hội và Cử tri

Chủ động, tiên phong trong việc lớn, việc khó

Lần đầu tiên, một sự kiện đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt được tổ chức - đó là Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn. Hội nghị được tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò chủ động, tiên phong của doanh nghiệp trong những việc lớn, việc khó, việc mới để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

PPP sẽ hấp dẫn hơn

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực năm 2021 được kỳ vọng sẽ mở ra giai đoạn khởi sắc hơn trong thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng kinh tế, xã hội sau những “lùm xùm” của các dự án BOT giao thông. Tuy vậy, không phải lúc nào mong muốn cũng thành hiện thực.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.