Tránh tình trạng “nhờn” luật!

Đề nghị bổ sung trong báo cáo đầy đủ hơn về thông tin, về danh mục các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt để biểu dương và những đơn vị chưa tốt để nhắc nhở, nhất là những nơi ít tiếp công dân... Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Qua việc tiếp công dân sẽ giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng và cả những bức xúc của công dân. Từ đó, có những trả lời, phương án giải quyết để bảo đảm quyền lợi của công dân. Cùng với đó, giúp người đứng đầu thấy được những vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn...

Theo Luật Tiếp công dân, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong một tháng; Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày trong một tháng; Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tuần. Luật quy định là vậy, nhưng tình trạng tiếp công dân không đúng quy định của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn xảy ra trong năm 2024, tình trạng ủy quyền tiếp công dân tại bộ, ngành, địa phương vẫn còn nhiều...

Trong báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Chính phủ cũng chỉ rõ, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa được phát huy hiệu quả, còn thiếu sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa trực tiếp tiếp công dân đủ số ngày theo quy định; chất lượng thực hiện nhiệm vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ quan, đơn vị còn chưa cao, tiến độ còn chậm, chưa kịp thời.

Những tồn tại này không phải là mới. Cũng tại báo cáo về công tác này năm 2023, Chính phủ đã nhận định, “còn tình trạng người đứng đầu ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân định kỳ; một số nơi người đứng đầu chưa quyết liệt, sát sao lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh...”. Điều đó, cho thấy tình trạng người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa tuân thủ nghiêm quy định trong việc tiếp công dân theo luật định năm nào cũng xảy ra, nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Thực tế cho thấy, ở đâu người đứng đầu tích cực, chủ động tiếp công dân, thì ở đó số lượng khiếu nại, tố cáo sẽ giảm. Ở cấp xã nếu làm tốt công tác tiếp công dân, những “đốm lửa” bức xúc nhỏ được giải quyết tận gốc từ cơ sở thì sẽ không lan rộng thành những vụ việc phức tạp, kéo dài lên cấp huyện, cấp tỉnh, lên trung ương và ngược lại.

Tình trạng người đứng đầu không tiếp công dân theo đúng quy định không chỉ thể hiện kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, mà sâu xa hơn dẫn đến tình trạng “nhờn” luật.

Câu hỏi đặt ra, luật đã quy định, dù đã được nói đến rất nhiều nhưng tình trạng này vẫn xảy ra? Người đứng đầu không tiếp dân thì làm sao hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, làm sao giải quyết được những bức xúc, bất cập đã và đang phát sinh từ thực tiễn trên địa bàn, lĩnh vực mình quản lý? Có phải chúng ta vẫn chưa có chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh tình trạng này?

Báo cáo của Chính phủ đã nhận diện những tồn tại, vướng mắc và cả những nguyên nhân dẫn việc tiếp công dân chưa tuân thủ đúng quy định. Điều này là rất cần thiết, bởi chỉ khi thẳng thắn nhìn nhận vào những tồn tại thì mới có những giải pháp để khắc phục. Nhưng điều này là chưa đủ, bởi trong báo cáo Chính phủ vẫn chưa chỉ ra cụ thể bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cơ quan, địa phương nào chưa thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tiếp công dân; chưa đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, nhất là để giải quyết những vụ việc, vấn đề nổi cộm, bức xúc. Chính “khoảng trống” địa chỉ này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số người đứng đầu không tuân thủ việc tiếp công dân theo quy định.

Để chấn chỉnh tình trạng “nhờn” luật, ngoài việc nhận diện rõ thực trạng tiếp công dân, Chính phủ cần chỉ rõ địa chỉ, thông tin bộ, ngành, địa phương làm tốt và chưa tốt trong công tác này. Đây là cơ sở để cử tri, Nhân dân giám sát, “chấm điểm” đối với người đứng đầu trong việc tuân thủ pháp luật. Cùng với đó, xử lý nghiêm trách nhiệm đối với những cá nhân cố tình không thực hiện tiếp công dân theo luật định.

Chính sách và cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng
Chính sách và cuộc sống

Lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

Năm 2022, khi các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện chủ trương của Trung ương dừng đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cho rằng, trong tình hình mới và trước bài toán bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, vấn đề phát triển điện hạt nhân cần được đặt ra và xem xét toàn diện để sớm có đề xuất hợp lý.

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung
Chính sách và cuộc sống

Mấu chốt là thiếu hụt nguồn cung

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối quý III.2024, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.274.233 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước nhưng dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chỉ chiếm khoảng trên 125.800 tỷ đồng. Về lãi suất cho vay mua nhà, hiện nay, mặt bằng chung tại các ngân hàng thương mại đang ở mức khoảng 4,6 - 9,5%/năm.

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới
Chính sách và cuộc sống

Sửa đổi để phù hợp với điều kiện mới

Một trong những nội dung đáng chú ý trong đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) là các quy định về giảm trừ gia cảnh cần được rà soát, sửa đổi phù hợp với điều kiện mới. Bởi vậy, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để bảo đảm linh hoạt, chủ động điều chỉnh, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Lấp khoảng trống xử lý trách nhiệm!

Hôm nay, 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, báo cáo về lĩnh vực tư pháp, trong đó có báo cáo về công tác thi hành án. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành án hành chính chưa nghiêm, số bản án hành chính tồn đọng qua các năm có xu hướng ngày càng tăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.