Chính phủ mới của Pháp đối mặt với áp lực trên nhiều mặt trận

Chính phủ mới của Pháp, do Thủ tướng Pháp Michel Barnier lãnh đạo, đang đối mặt với nhiều áp lực chỉ một ngày sau khi thành lập, khi bị cả cánh tả và cánh hữu chỉ trích gay gắt và có khả năng phải trải qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội.

Khó khăn khi chưa bắt đầu

Sau 11 tuần bất ổn chính trị, Thủ tướng Barnier cuối cùng đã công bố danh sách Nội các mới vào cuối tuần qua, đánh dấu sự chuyển hướng sang cánh hữu. Trong nội các mới, đảng Phục hưng của Tổng thống Macron tuy không nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt, nhưng vẫn giữ được 12 trong số 39 ghế bộ trưởng. Điều này khiến lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel nhận xét, đây chỉ là cuộc cải tổ chứ không phải là Chính phủ hoàn toàn mới. Phần lớn các chức vụ còn lại chủ yếu thuộc về Đảng Cộng hòa bảo thủ (LR) của Thủ tướng Barnier và các đồng minh trung dung của ông Macron tại Quốc hội.

z5859498251563_a22136e49c9d663dc2385716bc8faf38.jpg
Thủ tướng Pháp Michel Barnier. Nguồn: REA

Liên minh cánh tả - Mặt trận Bình dân mới (NFP), trở thành nhóm chính trị lớn nhất sau cuộc bầu cử tháng 7, nhưng không đủ đa số ghế để tự thành lập Chính phủ. Chính vì vậy, ông Jean-Luc Mélenchon, lãnh đạo của đảng lớn nhất trong liên minh này là Đảng Nước Pháp bất khuất (LFI) đã chỉ trích gay gắt quyết định thành lập một Chính phủ không tính đến cánh tả, gọi Chính phủ mới thiên hữu là tập hợp của “những người thua cuộc trong cuộc bầu cử”. Ông và các nhà lãnh đạo cánh tả khác yêu cầu “loại bỏ” Chính phủ này càng sớm càng tốt. Chủ tịch Đảng Xã hội Olivier Faure thậm chí còn coi đây là "cú đánh mạnh vào nền dân chủ".

Trong khi đó, đảng Tập hợp quốc gia (RN) của chính trị gia cực hữu kỳ cựu Marine Le Pen cũng không đồng tình với Chính phủ mới. Lãnh đạo của đảng này, ông Jordan Bardella cho rằng nội các của Thủ tướng Barnier “hoàn toàn không có tương lai”. Mặc dù Tổng thống Macron kỳ vọng về sự trung lập từ phe cực hữu, cả phe cánh tả lẫn cánh hữu đều bày tỏ bất mãn với thành phần nội các mới.

Ngay cả trước khi Chính phủ được chính thức công bố, hàng nghìn người biểu tình cánh tả đã xuống đường tại Paris và các thành phố khác của Pháp để lên tiếng phản đối và lên án những gì họ gọi là sự phủ nhận kết quả bầu cử tháng 7, phản bội cử tri Pháp và biến quá trình bầu cử thành trò cười. Theo họ, việc Tổng thống Macron bỏ qua vai trò của NFP, lực lượng giành vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử sớm, mà bổ nhiệm Thủ tướng và Chính phủ mới thiên hữu, là không thể chấp nhận được. Cuối tháng 8, ông Macron đã từ chối bổ nhiệm bà Lucie Castets, ứng cử viên do NFP thống nhất đề cử vị trí Thủ tướng.

Các cuộc biểu tình có khả năng sẽ tiếp tục khi Thủ tướng Barnier, người nổi tiếng với vai trò là nhà đàm phán Brexit của EU, chuẩn bị có bài phát biểu chính sách quan trọng trước Quốc hội vào ngày 1.10.

Chuyên gia Alexander Turnbull của AP nhận định: “Phe cánh tả, vốn có số lượng nghị sĩ trong Quốc hội lớn nhất, không được trao cơ hội thành lập Chính phủ thiểu số, do đó đã từ chối nhượng bộ cũng như tham gia vào một liên minh thiên tả hơn. Đối với phe cực hữu, tuy không phải là thành phần chính của nội các mới song nếu liên minh với nhóm nghị sĩ lớn thứ hai trong Quốc hội, họ có thể gây khó khăn cho các nỗ lực của tân Thủ tướng.

Cựu Tổng thống François Hollande, đảng viên thuộc đảng Xã hội, đồng tình với mối quan ngại của nhiều người cánh tả, cảnh báo rằng Chính phủ mới có thể phải áp dụng các biện pháp “đau đớn” đối với người dân. Do đó, theo ông, bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ là “giải pháp tốt” cho tình hình.

Thách thức bủa vây

Đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vẫn là mối đe dọa đáng kể đối với Chính phủ của Thủ tướng Barnier. Tuy nhiên, để được thông qua, kiến nghị bất tín nhiệm cần được đa số tuyệt đối các nghị sĩ trong Quốc hội ủng hộ. Điều này sẽ đòi hỏi phe đối lập cực hữu và phe cánh tả, những người theo truyền thống là thuộc về hai bên chiến tuyến, phải hợp tác trong quá trình bỏ phiếu. Khả năng một liên minh như vậy được hình thành để “lật đổ” Chính phủ là khá thấp, nếu không muốn nói là rất khó xảy ra.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Barnier cũng đang phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn trong thúc đẩy các chính sách. Hiện nay, liên minh cầm quyền chỉ có thể nhận được sự ủng hộ của 235 nghị sĩ, cách xa đa số tuyệt đối cần thiết 289 nghị sĩ trong Quốc hội gồm 577 ghế.

Thách thức lớn đầu tiên đối với ông sẽ thúc đẩy kế hoạch ngân sách năm 2025 để giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia trong bối cảnh Ủy ban châu Âu đang gây áp lực lên Pháp để giảm thâm hụt và nợ công của đất nước. Trước đó, Pháp đã bị khiển trách vì vi phạm các quy tắc ngân sách của liên minh lá cờ xanh. Thủ tướng Barnier từng ám chỉ rằng, việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu “đặc biệt và có mục tiêu” có thể được đưa ra thảo luận như một phần của các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính mà ông cho là “rất nghiêm trọng” của Pháp. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, quyết định đó có thể khiến ông rơi vào thế bất lợi và gây ra những cuộc tranh luận gay gắt tại Quốc hội. Trong khi đó, trước nguy cơ bất ổn kinh tế và bất ổn chính trị đang âm ỉ, Chính phủ của Thủ tướng Barnier cần phải hành động nhanh chóng để ngăn chặn sự bất mãn lan rộng hơn trên khắp đất nước.

Ngoài ra, Chính phủ mới còn phải giải quyết hàng loạt thách thức khác như cải thiện mức sống của người dân và hoạt động của các dịch vụ công, bảo đảm an ninh, kiểm soát nhập cư, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân, nâng cao sức hút cho nền kinh tế Pháp, đặc biệt là kiểm soát tài chính, xử lý nợ công, cải cách hưu trí… Bộ trưởng Tài chính Antoine Armand, mới 33 tuổi, sẽ được giao trọng trách chỉ đạo các chính sách tài khóa của Pháp và quản lý ngân sách năm 2025. Pháp bắt buộc phải giảm thâm hụt từ mức thực tế khoảng 6% trong năm nay xuống thấp dần qua các năm và chỉ còn dưới 3% GDP trong năm 2027 nếu không muốn bị EU trừng phạt.

Trong các vai trò chủ chốt khác trong nội các, ông Jean-Noël Barrot đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng, trong khi ông Bruno Retailleau, một nghị sĩ Cộng hòa cánh hữu, sẽ lãnh đạo Bộ Nội vụ và có nhiệm vụ giải quyết vấn đề nhập cư, vốn là chủ đề gây bất an ngay cả trong phe của Tổng thống Macron do lập trường cứng rắn của ông Retailleau.

Thành phần và định hướng của Chính phủ Pháp rất quan trọng bởi nước này có tiếng nói quan trọng hàng đầu trong chính sách của EU, là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, với việc gạt các đảng cánh tả và cực tả sang một bên dù họ giành được kết quả cao trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, không khó dự đoán rằng tân Thủ tướng Barnier sẽ khó khăn để giải quyết các thách thức, giúp Chính phủ tồn tại trong một Quốc hội đầy chia rẽ.

Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Thế giới 24h

Những con số về 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

Ngày 30.4 sẽ đánh dấu 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những con số thống kê cho thấy, đây là 100 ngày cầm quyền khác biệt nhất trong lịch sử nước Mỹ, ngay cả khi so sánh với nhiệm kỳ đầu tiên của ông cách đây 8 năm. Ông Donald Trump dẫn đầu về số lượng các sắc lệnh hành pháp đã ban hành nhưng lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về tỷ lệ ủng hộ.

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm
Thế giới 24h

Prensa Latina ca ngợi thông điệp “Dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hãng Thông tấn xã Mỹ Latin Prensa Latina, được Prensa Latina trích dẫn và đăng lại trong loạt bài nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới
Thế giới 24h

Thái Lan xem xét thành lập các đặc khu kinh tế mới

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dự kiến sẽ xem xét kế hoạch thành lập các đặc khu kinh tế mới ở phía Bắc và Đông Bắc, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế tại các khu vực nằm cách xa Hành lang kinh tế phía Đông (EEC), vốn đã được đầu tư mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây.

Nguồn: Shutterstock
Thế giới 24h

Bảo vệ người lao động trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và ứng dụng AI, bảo vệ người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là thước đo của sự tiến bộ xã hội; các chính sách bảo vệ người lao động đang được mở rộng để đáp ứng những thay đổi sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu, từ bảo đảm mức lương đủ sống, môi trường làm việc an toàn, đến quyền lợi về bảo hiểm… Bảo vệ quyền lợi của người lao động là yếu tố then chốt để xây dựng một xã hội công bằng, bền vững và nhân văn.

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.