Bầu cử Nghị viện châu Âu 2024

Chế định xuyên quốc gia duy nhất được bầu cử trực tiếp

Hòa vào không khí của năm “siêu bầu cử 2024”, từ ngày 6 - 9.6, cử tri châu Âu bỏ phiếu bầu 720 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu. Đây sẽ là cuộc bầu cử lớn thứ hai thế giới trong năm nay với 373 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Vậy cuộc bầu chọn được tổ chức như thế nào? Quy định bỏ phiếu giữa các nước thành viên có giống nhau hay không? Cơ quan này đóng vai trò gì trong các thiết chế quan trọng của Liên minh lá cờ xanh?

Liên minh châu Âu gồm những chế định nào?

Liên minh châu Âu (EU) có ba cơ quan quan trọng nhất bao gồm: Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Nghị viện châu Âu (EP). Trong đó, EP đóng vai trò như một Hạ viện quốc gia, cùng với Hội đồng châu Âu đóng vai trò như một Thượng viện quốc gia tạo thành cơ quan lập pháp lưỡng viện của EU. EC, bao gồm 28 ủy viên, là cơ quan hành pháp của khối, giống như Chính phủ.

Một biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu tại Tòa nhà Nghị viện ở Brussels. Ảnh: AP/Virginia Mayo
Một biểu ngữ kêu gọi bỏ phiếu tại Tòa nhà Nghị viện ở Brussels. Nguồn: AP/Virginia Mayo

EP gồm 705 nghị sĩ, dự kiến sẽ tăng lên 720 nghị sĩ sau cuộc tổng tuyển cử, đại diện cho khu vực bầu cử dân chủ lớn thứ hai trên thế giới với gần 373 triệu cử tri đủ điều kiện, quy mô chỉ nhỏ hơn cuộc bầu cử Quốc hội Ấn Độ vừa diễn ra với gần 1 tỷ cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu.

Nghị viện châu Âu có quyền hạn gì?

Từ một cơ quan chủ yếu có vai trò tham vấn, quyền hạn của EP không ngừng được mở rộng từ năm 1970. Hiện tại, EP cùng với Hội đồng châu Âu nắm quyền lập pháp với nhiệm vụ thông qua tất cả các văn bản pháp lý cũng như có quyền giám sát ngân sách EU. Bên cạnh đó Nghị viện cũng thực hiện chức năng giám sát Ủy ban thông qua quyền phê chuẩn cơ quan này, cũng như có quyền phê chuẩn đề cử của Hội đồng châu Âu cho vị trí Chủ tịch Ủy ban; bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ủy ban giống như cơ chế nghị viện quốc gia.

Nghị sĩ châu Âu được bầu chọn như thế nào?

Năm 1979, EP trở thành chế định xuyên quốc gia đầu tiên trên thế giới được các cử tri bầu trực tiếp 5 năm một lần theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Quy định này đã đưa EU đạt đến một mức độ liên kết mạnh mẽ nhất so với tất cả các tổ chức khu vực khác.

Mỗi quốc gia có một số quy định riêng nhưng có một số nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ, chẳng hạn như số lượng nghị sĩ châu Âu được bầu từ một đảng chính trị tỷ lệ thuận với số phiếu bầu mà đảng đó nhận được. Công dân EU cư trú tại một quốc gia EU khác có thể bỏ phiếu và ứng cử ở đó. Mỗi công dân chỉ được bỏ phiếu một lần.

Có bao nhiêu nghị sĩ được bầu?

Theo nguyên tắc chung, số lượng nghị sĩ được quyết định trước mỗi cuộc bầu cử. Tổng số không được phép vượt quá 750 cộng với Chủ tịch (751 nghị sĩ).

Sau khi Anh rời khỏi EU vào năm 2019, tổng số nghị sĩ châu Âu giảm từ 751 xuống còn 705. Trong cuộc bầu cử lần này, quy mô của EP được tăng lên 720 ghế, nhiều hơn 15 ghế so với cuộc bầu cử năm 2019.

Mỗi quốc gia được bầu bao nhiêu nghị sĩ?

Tùy theo dân số của từng nước mà các quốc gia sẽ có số ghế nghị sĩ châu Âu khác nhau. Mỗi nước châu Âu bầu tối thiểu 6 nghị sĩ (nước nhỏ nhất Malta) và tối đa 96 nghị sĩ (Đức) tùy vào dân số của mình.

Dưới đây là số lượng nghị sĩ sẽ được bầu ở mỗi quốc gia trong cuộc bầu cử 2024: Đức bầu 96, Pháp: 81, Italy: 76, Tây Ban Nha: 61, Ba Lan: 53, Romania: 33, Hà Lan: 31, Bỉ: 22, Hy Lạp: 21, Séc: 21, Thụy Điển: 21, Bồ Đào Nha: 21 Hungary: 21, Áo: 20, Bulgaria: 17, Đan Mạch: 15, Phần Lan: 15, Slovakia: 15, Ireland: 14, Croatia: 12, Litva: 11, Slovenia: 9, Latvia: 9, Estonia: 7, CH Síp: 6, Luxembourg: 6, Malta: 6.

Cuộc bầu cử diễn ra khi nào?

Cuộc bầu cử EP cho nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra từ ngày 6 - 9.6 trong toàn khối. Riêng ngày 9.6 được coi là ngày bầu cử chính thức với 20 quốc gia tiến hành bỏ phiếu, trong đó có Đức, Pháp và Ba Lan. Hà Lan là nước tổ chức bầu cử sớm nhất vào 6.6. Tiếp đó là Ireland ngày 7.6. Latvia, Malta và Slovakia ngày 8.6. Tại Cộng hòa Séc, bầu cử diễn ra trong hai ngày 7 - 8.6, Italy ngày 8 - 9.6.

Đây sẽ là cuộc bầu cử EP lần thứ 10 kể từ cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên vào năm 1979 và là cuộc bầu cử EP đầu tiên sau Brexit.

Cử tri bỏ phiếu cho các đảng quốc gia hay các đảng châu Âu?

Các cuộc bầu cử được tranh cử bởi các đảng chính trị quốc gia nhưng sau khi trở thành các nghị sĩ châu Âu, họ sẽ tập hợp trong các nhóm đảng của EP. Nghị viện hiện tại do 3 nhóm đảng lớn chi phối gồm đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu, Liên minh Xã hội và Dân chủ (S&D) trung tả và đảng Phục hưng châu Âu (RE) theo chủ nghĩa tự do và trung dung.

Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân
Quốc tế

Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng hôn nhân

Trước tình trạng dân số suy giảm nghiêm trọng, Chính phủ Trung Quốc đã “mạnh tay” triển khai hàng loạt biện pháp khuyến khích sinh con, trong đó nổi bật là chính sách trợ cấp tiền mặt, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và ưu đãi cho các bà mẹ mới sinh. Tuy nhiên, số lượng các cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã giảm một phần năm, xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận vào năm ngoái, đánh dấu một sự thụt lùi đối với những nỗ lực của chính phủ nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ
Thế giới 24h

Những hành động đầu tiên của các nước trước thuế quan mới của Mỹ

Ngày 4.4, Trung Quốc đã công bố mức thuế bổ sung 34% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả thuế đối ứng mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố. Đây là động thái leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc chiến thương mại mới nhất của nước này với Mỹ, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và nguy cơ sụp đổ của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong khi đó, một số nước tỏ ra thận trọng và muốn tiếp tục đàm phán.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.