Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm

Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm -3
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí Thường trực BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: Trí Dũng

Sáng nay, 10.5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.

Tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến đối với: Kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo đến nay; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm 2023 của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. 

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm -4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, từ sau Phiên họp thứ 23 (tháng 1.2023) đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nhiều vụ án, vụ việc; xử lý cả các hành vi tham nhũng và các hành vi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nổi bật là các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ/2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án/864 bị can về tội tham nhũng (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022). Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 4 vụ án/24 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 11 vụ án, kết thúc điều tra 3 vụ án/88 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án/153 bị can, xét xử sơ thẩm 6 vụ án/51 bị cáo.

Nhất là, đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 100 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng, 26 cán bộ cấp Giám đốc Sở và tương đương trở lên, trong đó có 1 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND cấp tỉnh, 2 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Các cơ quan chức năng qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 137 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 232 tập thể và 1.146 cá nhân.

Từ tháng 1.2023 đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ/2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án/864 bị can về tội tham nhũng (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022). Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 4 vụ án/24 bị can, khởi tố thêm 78 bị can trong 11 vụ án, kết thúc điều tra 3 vụ án/88 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 8 vụ án/153 bị can, xét xử sơ thẩm 6 vụ án/51 bị cáo.

Nhất là, đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm Đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan; các vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Công tác PCTNTC trong các cơ quan có chức năng PCTNTC tiếp tục được chú trọng, tăng cường. Từ đầu năm đến nay, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã xử lý kỷ luật, xử lý hình sự nhiều trường hợp vi phạm trong lực lượng này. Điển hình như: Khởi tố, điều tra 2 Thiếu tướng đã nghỉ hưu trong lực lượng vũ trang; 2 cán bộ Tòa án nhân dân và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân; 14 cán bộ thanh tra, giám sát của các cơ quan: Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và 12 cán bộ thanh tra các địa phương; xử lý kỷ luật 12 cán bộ là Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng, Trưởng Công an một số huyện, thành phố của tỉnh An Giang...

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng

Các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh từng bước đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả; công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở có nhiều chuyển biến rõ rệt, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện như: Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục khẳng định quyết tâm đấu tranh PCTNTC của Đảng và Nhà nước, được dư luận xã hội và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, nhất là việc ra mắt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo (ngày 2.2.2023) được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân rất hoan nghênh, quan tâm, đón nhận và đánh giá cao, coi đây là cuốn “cẩm nang” về công tác PCTNTC; việc quán triệt, nghiên cứu, học tập, phổ biến nội dung và những giá trị cốt lõi của Cuốn sách đã tạo thành một đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng sâu rộng trong cả hệ thống chính trị. Cuốn sách đã giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng về bản chất cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam. 

Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 100 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng, 26 cán bộ cấp Giám đốc Sở và tương đương trở lên, trong đó có 1 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch UBND cấp tỉnh, 2 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Các cơ quan chức năng qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã chuyển 137 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 232 tập thể và 1.146 cá nhân.

Kiên quyết xử lý nghiêm, không để cài cắm “lợi ích nhóm” trong ban hành chính sách, pháp luật

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTNTC với tinh thần “kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ PCTNTC theo Kết luận Phiên họp thứ 23 của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo, đồng thời quan tâm làm tốt một số nhiệm vụ.

Một là, chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này.

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm -1
Các thành viên BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dự cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng

Hai là, chỉ đạo kiểm tra làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu trong xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều sơ hở, bất cập để tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không để cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong ban hành chính sách, pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước và xã hội.

Ba là, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhất là các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm tỉnh, thành phố; khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 5 vụ án trong quý II.2023.

Đó là: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco1).

Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Môi giới hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan.

Vụ án “Buôn lậu; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.

Đồng thời, khẩn trương kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.

Chấn chỉnh, khắc phục ngay biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm -2
Các thành viên BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dự cuộc họp. Ảnh: Trí Dũng

Bốn là, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội; xử lý nghiêm, có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC giao địa phương chỉ đạo xử lý và các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Cũng tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất thành lập 5 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo để kiểm tra chuyên đề việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước tại một số cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh.

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản

Trưa nay, 1.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta rời Hà Nội, lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân cùng Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế". Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Tiếp tục Hội nghị toàn quốc sáng nay, 1.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã quán triệt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. 

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Sáng nay, 1.12, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Chiều tối 30.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18 – NQ/TW) chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, tiếp tục chương trình Phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội.

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Chiều nay, 30.11, sau 29 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có phát biểu bế mạc quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao và hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng bên lề Đại hội đồng AIPA-45 tại CDHCND Lào.
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nghị viện và đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12. Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là chuyến thăm duy nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, có ý kiến đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực thông qua hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Singapore, Nghị viện Nhật Bản đi vào thực chất, bền vững
Theo dòng sự kiện

Thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Singapore, Nghị viện Nhật Bản đi vào thực chất, bền vững

Từ ngày 1-7.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ có cuộc trao đổi với báo chí trước thềm chuyến thăm ý nghĩa này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng chào mừng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam từ ngày 1 - 3.12, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng đã gửi thư chào mừng. Trong đó khẳng định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một biểu hiện cụ thể nữa của mối quan hệ song phương và liên nghị viện tuyệt vời hiện có giữa hai nước.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

biểu quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.