Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, có ý kiến đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực thông qua hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Sáng nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

l2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Mở rộng các ngành học liên quan đến trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, an ninh mạng

Quan tâm đến chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ số, ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề nghị, cơ quan soạn thảo nên bổ sung chế độ ưu đãi đối với người hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ số.

Đại biểu cho biết, muốn thu hút nguồn nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia người nước ngoài có trình độ, kỹ năng, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định nhưng lại chỉ quy định ưu đãi thuế thu nhập cá nhân là chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực thu hút nhân lực.

img-4771.jpg
ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi khác về điều kiện sinh hoạt, điều kiện làm việc, nghiên cứu, học tập để nâng cao, bắt kịp với xu thế của lĩnh vực công nghiệp, công nghệ số.

Theo đó, cần “nghiên cứu quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực, như hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp”, đại biểu nhấn mạnh.

Lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, phát triển nhân lực công nghệ số có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ số tại nước ta, ĐBQH Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định, dự thảo Luật đã có các nhóm chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ số tại Điều 25.

img-4772.jpg
ĐBQH Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tuy nhiên, đại biểu đề xuất, bổ sung vào khoản 2, Điều 25 các chính sách khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp công nghiệp công nghệ số.

Đại biểu Dương Tấn Quân đề nghị, tiếp tục bổ sung một số nội dung quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo, nâng cao kỹ năng của học sinh, sinh viên trong công nghệ số, như: mở rộng các ngành học liên quan đến trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, an ninh mạng…

Đồng thời, phát triển chương trình đào tạo liên ngành kết hợp giữa công nghệ và các lĩnh vực khác như y tế, khoa học xã hội… nhằm nâng cao tính ứng dụng của công nghệ số. Chương trình đào tạo cần thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng mới bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Đưa công nghệ vào giảng dạy như học trực tuyến, phần mềm mô phỏng, thực tế ảo...

Quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số. Theo đó, quy định cụ thể, đầy đủ trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số.

Đồng thời nghiên cứu, quy định cụ thể tại dự thảo Luật hoặc giao Chính phủ quy định: Trường hợp nào thì tạm đình chỉ giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số. Trường hợp nào thì đình chỉ giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số. Trường hợp nào thì thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số và thời hạn tạm đình chỉ, thời hạn đình chỉ giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số.

img-4773.jpg
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số, ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị, nên bổ sung danh mục các cơ quan chịu trách nhiệm chính trong từng lĩnh vực. Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý công nghệ, Bộ Tài chính quản lý thuế, Ngân hàng Nhà nước quản lý tài chính số.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thảo luận, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, nhằm khắc phục bất cập của pháp luật hiện hành, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần hình thành, phát triển kinh tế số, thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa Nhà nước và công dân…

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, các đại biểu cũng cho ý kiến thảo luận về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, chính sách phát triển công nghệ số, phân loại tài sản số, tiền số, dữ liệu số, nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp công nghệ số… Các đại biểu cũng lưu ý về việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực số, ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ số…

“Ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiên cứu các ý kiến thảo luận tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật trình Quốc hội xem xét quyết định”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Tiếp đó, Quốc hội họp riêng, xem xét việc thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra bản án tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, tiếp tục chương trình Phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội.

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Chiều nay, 30.11, sau 29 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có phát biểu bế mạc quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao và hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng bên lề Đại hội đồng AIPA-45 tại CDHCND Lào.
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nghị viện và đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12. Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là chuyến thăm duy nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

biểu quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội.