Thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ hợp tác nghị viện và đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3.12. Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là chuyến thăm duy nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới.

Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là “điểm sáng”

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973. Sau hơn 50 năm chính thức thiết lập quan hệ (1973 - 2024), nhất là hơn 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore (2013 - 2024), quan hệ hai nước tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu.

Về chính trị - đối ngoại, hai nước tiếp tục duy trì hiệu quả, thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp cũng như các cơ chế hợp tác. Nổi bật là 6 hoạt động trao đổi đoàn Lãnh đạo cấp cao giữa hai nước trong những năm gần đây, trong đó có chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân (tháng 2.2023) và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân (tháng 8.2023).

v13.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng bên lề Đại hội đồng AIPA-45 tại CDHCND Lào

Thông qua các chuyến thăm, hai bên đã ký kết và nhất trí triển khai thỏa thuận về thiết lập quan hệ Đối tác Kinh tế số - Kinh tế xanh, tạo tiền đề triển khai hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, tài chính xanh, mua bán năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu...; nhất trí thúc đẩy nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào thời điểm phù hợp.

Singapore là nước đầu tiên trong ASEAN mà Việt Nam thiết lập cơ chế Họp thường niên giữa Thủ tướng hai nước (cuộc họp đầu tiên diễn ra vào tháng 10.2024). Quan hệ hợp tác giữa hai Đảng cầm quyền phát triển tốt đẹp, trong đó, hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược là một “điểm sáng”.

Tiếp nối truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, vừa qua, Chính phủ và các doanh nghiệp Singapore đã hỗ trợ 2,9 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng Singapore viện trợ một số nhu yếu phẩm để Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) tại một số tỉnh thành phía Bắc.

Về kinh tế, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore đạt 7,6 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023. Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trong ASEAN với hơn 3.800 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư lũy kế hơn 81 tỷ USD; và hiện đang đứng thứ 2 trên tổng số 145 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Singapore đã tham gia hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam (với 18/21 ngành) tại 51/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, dẫn đầu là TP. Hồ Chí Minh (19,3%), thứ hai là Hà Nội (10,8%) và thứ 3 là Bắc Ninh (7,6%), tiếp đó là Bình Dương (thủ phủ của VSIP), Long An, Quảng Nam.

Mạng lưới các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là biểu tượng hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 153 dự án đầu tư sang Singapore còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 690 triệu USD (đứng thứ 10/80 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam), tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ; bán buôn, bán lẻ; thông tin, truyền thông; bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo...

Hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là “điểm sáng” trong quan hệ song phương. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục (tháng 8.2023); kết nghĩa giữa các cơ sở đào tạo và cung cấp cho nhau nhiều suất học bổng về đào tạo đại học, sau đại học; trao đổi, giao lưu nhiều đoàn cán bộ, phóng viên, học sinh, sinh viên hai nước, với một số kết quả nổi bật. Hai bên cũng đang triển khai tích cực Bản ghi nhớ về “Chương trình Trao đổi Nhân tài Đổi mới sáng tạo Việt Nam -Singapore”.

Về hợp tác quốc phòng - an ninh, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế đối thoại và hợp tác thường niên hiện có. Hai bên đã ký gia hạn Thỏa thuận về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (tháng 12.2018), Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân (tháng 10.2022), Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác quốc phòng song phương (năm 2022), là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan chức năng hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Mới đây nhất, vào tháng 8.2024, Hải quân hai nước đã ký kết Thỏa thuận về hợp tác và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm chung; tháng 10.2024, hai nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự.

Về giao thông vận tải và hợp tác du lịch, Singapore là một trong những thị trường hàng không có tầm quan trọng đặc biệt với Việt Nam với số lượng hành khách đến Việt Nam đứng thứ 6. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác du lịch (tháng 8.1994) và Bản ghi nhớ hợp tác du lịch tàu biển (tháng 4.2015). Singapore là thị trường khách quan trọng, luôn nằm trong nhóm 15 thị trường gửi khách hàng đầu của Việt Nam, Việt Nam thuộc nhóm 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Singapore.

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore hiện có khoảng 15 nghìn người, trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên, tiếp đó là các nghiên cứu sinh, trí thức, cô dâu Việt và lao động. Nhìn chung, người Việt Nam tại Singapore là cộng đồng trí thức, tuân thủ tốt luật pháp sở tại, luôn hướng về quê hương đất nước.

Quan hệ giữa hai Quốc hội được duy trì và phát triển tốt đẹp

Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore những năm qua tiếp tục được duy trì và phát triển tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.

Trên phương diện song phương, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, giữa các ủy ban chuyên môn, các nghị sĩ. Đáng chú ý, trong chuyến thăm Việt Nam của nguyên Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan- Jin (tháng 5.2022), hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore, tạo nền tảng vững chắc để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội.

Mới đây, trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA-45 tại CHDCND Lào (tháng 10.2024), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc gặp song phương với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng; trao đổi về hợp tác song phương trên tất cả các kênh, các lĩnh vực và hai cơ quan lập pháp; nhất trí tăng cường hợp tác, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, phối hợp ủng hộ lập trường của nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới; đưa quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian thích hợp.

Trên nền tảng mối quan hệ song phương tốt đẹp được củng cố bởi lòng tin chính trị, mối liên kết thương mại và đầu tư chặt chẽ cũng như mối quan hệ gần gũi giữa người dân hai nước, trong thư chào đón chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng khẳng định "chuyến thăm là một biểu hiện cụ thể nữa của mối quan hệ song phương và liên nghị viện tuyệt vời hiện có giữa hai nước".

Bên cạnh đó, các hoạt động trao đổi đoàn và giao lưu giữa các nghị sĩ, nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ của Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore đã đóng góp thiết thực vào quá trình thúc đẩy quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp, từ đó tạo động lực lan tỏa và đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Trong khuôn khổ hợp tác tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia ASEAN (AIPA)...; Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam và Singapore chia sẻ quan điểm tương đồng về việc xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì tham vấn và ủng hộ lẫn nhau trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải, hàng không tại khu vực.

Chuyến thăm Singapore lần này của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là “chuyến thăm duy nhất” của lãnh đạo Việt Nam tới Singapore trong năm 2024 và “đặc biệt có ý nghĩa khi hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian rất gần sắp tới”. Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm vóc của chuyến thăm, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, tiếp theo các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta trong hai năm 2022 và 2023, chuyến thăm Singapore của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thể hiện sự toàn diện trong mối quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore.

Chuyến thăm cũng nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9.1.2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ hợp tác của Quốc hội nước ta với Quốc hội Singapore; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện giữa Việt Nam với Singapore; là dịp để Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Diễn ra vào thời điểm rất quan trọng, khi Việt Nam đang bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và Singapore đang “tạo thêm giá trị bằng cách phát huy thế mạnh của mình” thông qua chiến lược hợp tác đầu tư, với chương trình hoạt động phong phú, thiết thực, chúng ta có cơ sở để tin tưởng chắc chắn rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thành công tốt đẹp, thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội nước ta với Quốc hội Singapore cũng như quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, tiếp tục chương trình Phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,87% tổng số đại biểu Quốc hội.

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy “tinh, gọn, mạnh”, tạo điều kiện tốt nhất cho công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Chiều nay, 30.11, sau 29 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình của Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có phát biểu bế mạc quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám

Chiều 30.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao và hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

Chiều nay, 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Dữ liệu

Chiều 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Dữ liệu với 451/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,15% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, có ý kiến đại biểu đề nghị, ban soạn thảo cần nghiên cứu, quy định cụ thể các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực thông qua hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình học, trực tiếp tham gia hướng nghiệp, giảng dạy, hợp tác và tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp.

Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng

Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

biểu quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, với 458/461 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 441/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,07% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu với 444/446 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,90% tổng số đại biểu Quốc hội.