Diễn đàn "Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh"

Cần hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh

Thị trường tài chính xanh tại nước ta đã hình thành và phát triển với ba cấu phần chính: tín dụng xanh, cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh; tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn do chưa có danh mục phân loại xanh, khiến tổ chức tín dụng thiếu căn cứ để lựa chọn, thẩm định và cấp tín dụng xanh; do đó, rất cần hoàn thiện khung pháp lý về tín dụng xanh và xây dựng tiêu chí phân loại xanh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường NGUYỄN PHƯƠNG TUẤN:
Không cần thiết xây dựng luật riêng cho chuyển đổi xanh

Về thể chế cho thực hiện chuyển đổi xanh, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là đạo luật gốc. Bên cạnh đó, còn có một số luật liên quan khác như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Lâm nghiệp, Luật Tài nguyên nước… Hiện nay, Chính phủ cũng đang trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn

Qua lắng nghe các ý kiến phát biểu tại Diễn đàn "Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, và từ thực tế theo dõi, tôi nhận thấy không nhất thiết phải xây dựng một đạo luật riêng điều chỉnh chuyên biệt cho chuyển đổi xanh. Bởi hệ thống pháp luật hiện hành đã bao quát và điều chỉnh đến từng khía cạnh trong công tác này. Điều cần thiết hiện nay là Chính phủ cần tập trung rà soát, nghiên cứu để sửa đổi đồng bộ các luật liên quan như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.

Qua quá trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng, tôi tiếp nhận được nhiều kiến nghị của doanh nghiệp phản ánh vướng mắc chủ yếu nằm ở các văn bản hướng dẫn chi tiết, chứ không phải ở luật. Việc xây dựng và ban hành danh mục phân loại xanh cũng đã được Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cách đây hai năm.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam BÙI QUANG TUẤN:
Thu hút tư nhân tham gia chuyển đổi xanh

Để thực hiện thành công chuyển đổi xanh, cần nguồn vốn rất lớn, do nhiều lĩnh vực đan xen nhau, đòi hỏi trình độ công nghệ nhất định, chưa kể chi phí thay thế công nghệ hiện có là rất tốn kém. Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng đã khuyến nghị Việt Nam cần chuẩn bị nguồn lực tài chính đáng kể để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn

Trong bối cảnh đó, việc chỉ dựa vào nguồn vốn Nhà nước là không đủ; hiện nay, vốn đầu tư của Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20 - 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, phần lớn còn lại đến từ khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, cần coi trọng vai trò của khu vực tư nhân và chủ động xây dựng các cơ chế để thu hút khu vực này tham gia sâu rộng vào tiến trình chuyển đổi xanh. Theo tôi, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PPP). Đồng thời, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế giải ngân các nguồn vốn quốc tế, tránh tình trạng “có tiền mà không tiêu được”.

Một điểm nghẽn lớn hiện nay là chúng ta vẫn chưa có danh mục phân loại xanh, khiến các ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng trong việc xác định đâu là dự án đủ điều kiện để tiếp cận tín dụng xanh. Mặc dù thị trường đã hình thành các kênh như cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và trái phiếu xanh, nhưng thiếu hụt tiêu chí rõ ràng khiến việc xác định dự án xanh chưa thống nhất. Do đó, rất cần hoàn thiện khung pháp lý và tiêu chí phân loại xanh để doanh nghiệp có cơ sở chứng minh dự án của mình đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn xanh - vốn đang được khuyến khích với nhiều chính sách ưu đãi.

Đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam STUART LIVESEY
Ưu tiên đầu tư và đưa điện sạch đến các nhà máy

Qua theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu đang đầu tư tại Việt Nam, tôi nhận thấy rằng, dù chỉ mới triển khai trong thời gian ngắn, Việt Nam đã có những bước chuyển biến lớn trong tiến trình chuyển đổi xanh. Chính phủ cũng đã chủ động tối đa hóa việc tận dụng các nguồn lực sẵn có, cũng như tích cực tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế nhằm thực hiện cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.

z6533882013445-473093a4d4e3ceb908e9dbe35efa4dc7.jpg
Đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam Stuart Livesey

Tuy nhiên, để chuyển đổi xanh đạt hiệu quả thực chất và bền vững, cần có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch; đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế bảo đảm chắc chắn để cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm triển khai các hoạt động phù hợp với định hướng phát triển xanh; tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống truyền tải điện và đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành các tuyến truyền tải, nhằm vận chuyển điện sạch đến các nhà máy sản xuất.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần chú trọng xử lý rác thải, giảm phát thải trong quá trình sản xuất, đặc biệt là khi cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp châu Âu. Doanh nghiệp cũng nên phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thu thập và công bố các chứng chỉ chất lượng để khẳng định uy tín hàng hóa, đồng thời bảo đảm sử dụng nguồn năng lượng xanh trong chuỗi sản xuất.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình chuyển đổi xanh; chất lượng sản phẩm, hàng hóa không ngừng được cải thiện và từng bước đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu lớn, khó tính. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam không nên tự mãn với những thành tích hiện tại. Trong thời gian tới, cần chủ động triển khai sản xuất theo các chuẩn mực quốc tế và áp dụng các bộ thực hành sản xuất tốt (GMP, ESG…) để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trên chuỗi giá trị toàn cầu.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam NGUYỄN THANH SƠN:
Xây dựng và thiết lập khung chính sách tài chính xanh tích hợp

Để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, Chính phủ cần xây dựng và thiết lập khung chính sách tài chính xanh tích hợp. Khung chính sách này cần bao gồm các công cụ như tín dụng, tái cấp vốn, chính sách tài khóa và tài chính dành cho khu vực tư nhân, ngân hàng và tài chính xanh… nhằm phân luồng dòng vốn một cách phù hợp, đầy đủ và hiệu quả.

Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn

Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn

Các bộ, ngành cần nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí môi trường đối với các dự án đầu tư được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng có căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời hỗ trợ về đất đai, xúc tiến thương mại, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Cần đặc biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, nhất là trong các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao.

Về phía doanh nghiệp, cần chủ động thực hành quản trị xanh, hướng tới tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và có tác động tích cực đến xã hội. Doanh nghiệp cũng cần tích cực tiếp cận nguồn tín dụng xanh từ các định chế tài chính trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược xanh hóa hoạt động kinh doanh; đổi mới công nghệ; tăng cường trách nhiệm xã hội… Những nỗ lực này không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của toàn xã hội.

Kinh tế

Ảnh: Khánh Duy
Kinh tế

Chuyển đổi xanh phải gắn với quản trị và chính sách bao trùm, kiên định

Tại Diễn đàn “Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 22.4, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Đức Hiếu cho rằng, kinh nghiệm từ Đan Mạch là gợi ý hữu ích với Việt Nam. Theo đó, bất kỳ sự chuyển đổi nào cũng phải đi đôi với quản trị sự thay đổi đó; nếu không sẽ khó thành công.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Vietnam Airlines sẽ chuyển toàn bộ các chuyến bay nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất sang khai thác tại nhà ga T3 mới. Ảnh VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines lưu ý hành khách chủ động kế hoạch đi lại dịp 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30.4 – 1.5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới
Địa phương

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang: Điểm kết nối thương mại của khu vực và thế giới

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang vừa ra mắt và đi vào hoạt động được đánh giá là có quy mô lớn nhất miền Bắc trên diện tích đất 67ha, vốn đầu tư xây dựng hơn 4.200 tỷ đồng, thiết kế với hệ sinh thái logistics toàn diện, xanh-thông minh; hứa hẹn đây sẽ là điểm đến về dịch vụ khép kín, hiện đại, tiện ích cho giao thương nội địa và quốc tế.

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành
Doanh nghiệp

Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%, cổ đông tin tưởng đồng hành

Ngày 22.4, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền. Trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, SHB đang không ngừng phát triển, nâng tầm vị thế, hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, qua đó luôn đảm bảo lợi ích cao nhất và đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư.

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp bứt phá cùng loạt ưu đãi hấp dẫn từ Agribank

Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới – Đón lộc kinh doanh”, kết hợp cùng hàng loạt gói tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt. Đây là hoạt động trọng tâm trong chiến lược đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của Agribank trong hỗ trợ nền kinh tế.

Ảnh Diễn đàn
Kinh tế

Khơi dòng vốn, tiếp sức doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Chuyển đổi xanh đang trở thành yêu cầu tất yếu với doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững; nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đầu tư công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, giảm phát thải. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là tiếp cận tài chính xanh khi thiếu khung pháp lý, cơ chế bảo lãnh và hệ sinh thái vốn. Nếu không sớm tháo gỡ, quá trình chuyển đổi sẽ tiếp tục gặp nhiều trở ngại.

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê
Doanh nghiệp

Esale và BPM của Eximbank đoạt Giải thưởng Sao Khuê

Tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, Eximbank vinh dự được trao tặng hai giải thưởng quan trọng với các giải pháp công nghệ tiêu biểu: hệ thống hỗ trợ bán hàng ESale+ và hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá
Doanh nghiệp

7 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá

Từ ngày 21-22.4, Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ EVNGENCO1 lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với sự tham dự của 201 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 1.000 đảng viên trong toàn Tổng công ty.

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp

Giải pháp tài chính - công nghệ cho chuyển đổi xanh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty cổ phần FPT vừa phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ". Hội thảo quy tụ các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu đến từ World Bank Việt Nam, Ernst & Young Việt Nam, BIDV, FPT; đồng thời thu hút hơn 100 doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi ESG tham dự.

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025
Doanh nghiệp

Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025

Ngày 19.4.2025, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh châu Á 2025 đã diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Công ty CP Hanel và Chủ tịch HĐQT Hanel Bùi Thị Hải Yến được vinh danh với danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á tại sự kiện ý nghĩa này.