Cần hỗ trợ cả thể chế và tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Đây là khuyến nghị của các chuyên gia tại tọa đàm “Chuyển đổi số quốc gia từ góc nhìn sản xuất” do Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Viện Chiến lược phát triển kinh tế số và Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức ngày 12.12.

Vẫn còn nhiều thách thức

Chia sẻ thực tế tại doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết, trước đây, việc số hóa tại Vinatex gần như "zero". Hơn 2 năm qua, Vinatex tập trung chuyển đổi số để có vị trí trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu; bảo đảm khả năng phát triển bền vững; và đáp ứng trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường.

Cần hỗ trợ cả thể chế và tài chính cho doanh nghiệp chuyển đổi số -0
Toàn cảnh tọa đàm. Nguồn: ITN

Lấy ví dụ tại Nhà máy sợi Phú Bài, Chủ tịch Vinatex cho biết, trước đây nhà máy sử dụng 650 lao động, trung bình 130 lao động/10.000 cọc sợi, sử dụng 2,5ha đất. Tuy nhiên, nhà máy không có khả năng cung cấp dữ liệu số trực tuyến, không có khả năng sản xuất mặt hàng cao cấp. Sau khi đầu tư công nghệ hiện đại, thực hiện chuyển đổi số từ cuối năm 2020 nhà máy chỉ còn 300 công nhân/10.000 cọc sợi, giảm 84% về lao động so với mô hình cũ và chỉ sử dụng 9.000m2. Hiện nhà máy nằm trong 3% doanh nghiệp làm sợi tốt nhất toàn cầu, sử dụng luân chuyển bằng dàn treo, robot và công nhân đi lại bằng xe điện. Chi phí tiết kiệm lao động bằng 120% chi phí khấu hao tăng thêm của nhà máy mới.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Vinatex để đầu tư thay mới chỉ riêng các nhà máy sản xuất cọc sợi cần khoảng 17.000 tỷ đồng và thực hiện liên tục, đồng loạt gần 4 năm mới xong. Trong khi vốn điều lệ của Tập đoàn chỉ có khoảng 5.000 tỷ đồng. Do đó, theo Chủ tịch Vinatex khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số là không đủ nguồn lực để đi hết quá trình, đồng thời không đủ nhân lực để triển khai. Bởi vừa sản xuất, vừa chuyển đổi số khiến khối lượng công việc tăng đột biến 1,6 - 1,7 lần nên rất "dễ chết" giữa chừng. Trong khi thực tế không có một bộ giải pháp nào hoàn chỉnh để doanh nghiệp cần chuyển đổi số tự động làm theo. Nếu chọn công nghệ không đúng, chuyện khủng hoảng tài chính doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, cần cân nhắc nhân lực và nguồn lực tài chính làm đến đâu, làm giai đoạn nào, nhân lực ra sao, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

Đối với ngành giao thông vận tải, PGS.TS. Nguyên Hồng Thái, Trưởng khoa Vận tải Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết, khó khăn thứ nhất trong chuyển đổi số là do đặc thù của ngành là quản lý mạng lưới cơ sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực, phạm vi cả nước. Thứ hai là phương tiện giao thông vận tải đa dạng, thuộc các thành phần khác nhau. Chi phí logistics chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 16,8% GDP; trong đó, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng 59% chi phí logistics. Do đó, chuyển đổi số trong giao thông vận tải phải được thực hiện đồng nhất, cải thiện tỷ lệ xe chạy rỗng, kết nối các phương thức khác nhau để giảm thời gian, chi phí vận hành. Từ đó sẽ giảm chi phí vận tải và giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cần hành lang pháp lý cho tài sản số

TS. Trương Văn Phước, Thường trực Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của các cấp và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, người dân, chuyển đổi số đã đạt được những kết quả rất tích cực. Mặc dù vậy, chuyển đổi số vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong cuộc khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây, 60% doanh nghiệp phản ánh đang gặp phải rào cản trong chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; 52,3% thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số.

Theo TS. Trần Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số, việc chuyển đổi số không hề đơn giản, sẽ tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và hiệu quả không thể thấy ngay được. Do đó, việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia là điều rất quan trọng để tất cả các ngành, thành phần kinh tế có thể kết nối dữ liệu được với nhau. Việt Nam thực hiện khó hơn các nước phát triển hệ thống dữ liệu kết nối đã có từ lâu, phát triển từng bước. Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số kiến nghị, thời gian tới, các luật cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch Vinatex kiến nghị cần có hành lang pháp lý cho tài sản số các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số. Bởi thực tế, chỉ có tài sản hữu hình mới được hạch toán chi phí khấu hao từ 12 - 15 năm. Trong khi đầu tư tài sản số không biết hạch toán thế nào, chế độ khấu hao phân bổ ra sao.

Đồng tình quan điểm này, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng, phải chuyển đổi từ thể chế quản trị doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; khấu hao tài sản chuyển đổi số phải được tính toán, hạch toán cụ thể chứ không thể coi chỉ là tài sản hữu hình. Đồng thời, Nhà nước cần có sự chuẩn bị và hỗ trợ cả về mặt thể chế và tài chính để các doanh nghiệp và Nhà nước cùng làm thì mới hiệu quả. 

Kinh tế

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Cần lộ trình hợp lý

Tại tọa đàm "Thuế tiêu thụ đặc biệt về ngành nước giải khát" chiều ngày 4.4, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh rủi ro quốc tế gia tăng, nhất là mới đây Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế 46% với hàng Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, việc tăng thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng tránh làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo
Kinh tế

Sớm triển khai AI vào quy trình xuất khẩu

Tại Hội thảo "Phát triển chuỗi cung ứng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu xuyên biên giới" do LITA Network và Vinexad tổ chức ngày 4.4, các chuyên gia nhấn mạnh, xuất khẩu xuyên biên giới là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Để tận dụng tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần bắt tay ứng dụng AI vào quy trình xuất khẩu.

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Kinh tế

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vào ngày 03.04.2025, nhân chuyến thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hàng loạt vi phạm tại dự án đô thị mới An Vân Dương do BĐS Minh Điền Vital làm chủ đầu tư
Kinh tế

Hàng loạt vi phạm tại dự án đô thị mới An Vân Dương do BĐS Minh Điền Vital làm chủ đầu tư

Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Dự án Khu văn phòng và Nhà ở tại Lô LK2, khu A, đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty Cổ phần Thủy điện Bình Điền (đổi tên nhà đầu tư thành Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Điền Vital) làm chủ đầu tư.