Tuyên bố chính trị của Đại hội đồng Liên hợp quốc về bao phủ y tế toàn dân

Cam kết chính trị quan trọng, hiện thực hóa SDGs

Ngày 21.9, tại cuộc họp chuyên đề về y tế trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ Khóa 78 đang diễn ra ở New York, Mỹ, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Tuyên bố chính trị mới về “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC): Mở rộng tham vọng của chúng ta về sức khỏe và hạnh phúc trong một thế giới hậu Covid-19”. Đây được đánh giá là cam kết chính trị quan trọng của cộng đồng quốc tế để hướng tới mục tiêu SDGs.

Chất xúc tác để đạt mục tiêu của SDGs

Tuyên bố này được đánh giá là chất xúc tác quan trọng để cộng đồng quốc tế thực hiện những hành động lớn và táo bạo, đồng thời huy động các cam kết chính trị và đầu tư tài chính cần thiết để đạt được mục tiêu UHC trong các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ tại trụ sở New York ngày 19.9.2023. Ảnh: UN
Cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại trụ sở New York ngày 19.9.2023. Ảnh: UN

Mục tiêu UHC đo lường khả năng của các quốc gia trong việc bảo đảm rằng mọi người dân đều nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần, bất cứ khi nào và bất kỳ ở đâu mà không gặp khó khăn về tài chính. Mục tiêu này bao gồm đầy đủ các dịch vụ y tế chính: từ nâng cao sức khỏe đến phòng ngừa, bảo vệ, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Điều đáng báo động là tiến trình toàn cầu hướng tới UHC phần lớn đã bị đình trệ kể từ năm 2015, trước khi trở nên tồi tệ hơn từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Để không là một bước lùi

Vào năm 2019, LHQ đã thông qua một tuyên bố chính trị tương tự về UHC nhằm bảo đảm tất cả người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế bất cứ khi nào, bất kỳ ở đâu khi họ cần, và bất kể tình hình tài chính của họ như thế nào.

Nhưng tiến trình hướng tới UHC đã bị đình trệ kể từ đó, chủ yếu là do đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, tính cấp bách của tuyên bố này được thể hiện rõ qua những con số thống kê đáng kinh ngạc. Ít nhất 4,5 tỷ người, tức hơn một nửa dân số thế giới, không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu vào năm 2021; hai tỷ người gặp khó khăn về tài chính, với hơn 1,3 tỷ người đang bị đẩy vào cảnh nghèo đói chỉ khi cố gắng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản - một thực tế rõ ràng về sự bất bình đẳng về sức khỏe ngày càng gia tăng.

Rebecca Akufo-Addo, Đệ nhất phu nhân Ghana và là nhà vận động tích cực cho UHC bày tỏ: “Khoảng cách về địa lý, thu nhập, giáo dục, giới tính và độ tuổi tiếp tục loại nhiều người khỏi các dịch vụ y tế cơ bản” trong khi “chúng ta cũng đang đối mặt với mối đe dọa nữa là sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm”. Quá trình mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng bị hạn chế bởi thành kiến ​​​​tôn giáo và văn hóa.

“Chúng ta không thể tiếp tục đẩy người dân vào cảnh nghèo đói vì bệnh tật. Chúng ta phải phát triển các chương trình bảo hiểm dành cho người dân của mình”, bà Akufo-Addo kêu gọi.

Lựa chọn chính trị mạnh mẽ

Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Cuối cùng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân là một lựa chọn - một lựa chọn chính trị”. “Tuyên bố chính trị được các nước thông qua hôm nay là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy họ đang đưa ra lựa chọn đó. Nhưng sự lựa chọn không chỉ được thực hiện trên giấy. Nó được thực hiện trong các quyết định ngân sách và quyết định chính sách. Trên hết, nó được thực hiện bằng cách đầu tư vào “chăm sóc sức khỏe ban đầu” (PHC). Đặc biệt, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe ban đầu có nghĩa là đầu tư vào những người cung cấp dịch vụ đó: những nhân viên y tế là trụ cột của mọi hệ thống y tế”.

Tiến sĩ Tedros cũng bổ sung ba yêu cầu đối với các quốc gia thành viên: biến UHC thành “ưu tiên chính sách trung tâm của mỗi chính phủ”; tăng đầu tư trong nước vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhân viên y tế và bảo đảm tài chính, bắt đầu từ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất; và giải quyết những nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kém từ “thực phẩm mà người dân sử dụng, không khí người dân thở và điều kiện họ sống và làm việc”. Ông nhấn mạnh: “Đây là con đường toàn diện, công bằng và hiệu quả nhất để đạt được bảo hiểm y tế toàn dân”.

Bước ngoặt cho việc điều chỉnh cách tiếp cận

Trong Tuyên bố Chính trị, các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo thế giới cam kết thực hiện các chương trình hành động quan trọng của quốc gia, đưa ra các khoản đầu tư thiết yếu, tăng cường hợp tác quốc tế và đoàn kết toàn cầu ở cấp chính trị cao nhất để đẩy nhanh tiến độ hướng tới UHC vào năm 2030, sử dụng cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC).

Để việc chăm sóc sức khỏe thực sự trở nên phổ biến, cần phải có sự chuyển đổi từ hệ thống y tế được thiết kế xoay quanh bệnh tật sang hệ thống được thiết kế cho con người. PHC, một cách tiếp cận nhằm tăng cường hệ thống y tế tập trung vào nhu cầu của người dân, là một trong những lĩnh vực đầu tư hiệu quả nhất nhằm đẩy nhanh tiến độ hướng tới UHC.

Các quốc gia áp dụng phương pháp PHC có khả năng tốt hơn để nhanh chóng xây dựng các hệ thống y tế mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn nhằm tiếp cận những người dễ bị tổn thương nhất và đạt được lợi tức đầu tư y tế cao hơn. Quan trọng nhất, họ bảo đảm rằng nhiều người hơn được cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu và được trao quyền tham gia đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của họ.

Người ta ước tính cần thêm khoản đầu tư 200 - 328 tỷ USD mỗi năm để mở rộng phương pháp PHC ở các nước thu nhập thấp và trung bình (ví dụ: lên tới khoảng 3,3% tổng sản phẩm quốc nội). Điều này có thể giúp các hệ thống y tế cung cấp tới 90% các dịch vụ y tế thiết yếu, cứu sống ít nhất 60 triệu người và tăng tuổi thọ trung bình thêm 3,7 năm vào năm 2030.

Tiến sĩ Tedros cho biết, WHO, thông qua mạng lưới hơn 150 văn phòng quốc gia và 6 văn phòng khu vực, đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình định hướng lại triệt để các hệ thống y tế thông qua các phương pháp tiếp cận tập trung vào PHC và đảm bảo hướng dẫn quy chuẩn chặt chẽ để theo dõi tiến độ về trách nhiệm giải trình và tác động.

Tuyên bố Chính trị đưa ra tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của LHQ về UHC đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của các tổ chức và dư luận. Sau khi được Đại hội đồng LHQ thông qua, Tuyên bố Chính trị sẽ được giám sát thường xuyên trong quá trình thực hiện nhằm xác định những khó khăn và giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ và được thảo luận tại Hội nghị cấp cao tiếp theo của LHQ vào năm 2027.

Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Thủ tướng Nhật Bản trước áp lực của chính phủ thiểu số
Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản trước áp lực của chính phủ thiểu số

Tại phiên họp đặc biệt diễn ra vào ngày 11.11, Quốc hội Nhật Bản đã bầu Chủ tịch đảng cầm quyền Ishiba Shigeru tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng thứ 103 của nước này. Tuy nhiên, việc lãnh đạo một Chính phủ thiểu số đã báo trước tương lai đầy thách thức đối với tân Thủ tướng và đảng cầm quyền.

Gỡ "quả bom hẹn giờ" của nền kinh tế
Quốc tế

Gỡ "quả bom hẹn giờ" của nền kinh tế

Bắc Kinh đã bắn mũi tên đầu tiên từ “kho vũ khí” kích thích kinh tế với khoản hỗ trợ kỷ lục lên đến 10.000 tỷ nhân dân tệ (NDT), trong đó 6.000 tỷ NDT sẽ được sử dụng để giải quyết “nợ ẩn” của chính quyền địa phương, vốn được coi là "quả bom hẹn giờ" của nền kinh tế.

Nhật Bản: Quốc hội chuẩn bị bầu Thủ tướng giữa bê bối tình ái của Chủ tịch đảng đối lập
Quốc tế

Nhật Bản: Quốc hội chuẩn bị bầu Thủ tướng giữa bê bối tình ái của Chủ tịch đảng đối lập

Trong một diễn biến gây sốc, ông Yuichiro Tamaki, lãnh đạo Đảng Dân chủ vì nhân dân (DPP) – đảng đối lập chính của Nhật Bản, đã thừa nhận bê bối tình ái giữa ông và nữ đại sứ du lịch xinh đẹp của thành phố Takamatsu trong cuộc họp báo chóng vánh vào sáng 11.11, trong bối cảnh Quốc hội nhóm họp để quyết định liệu Thủ tướng Shigeru Ishiba có tiếp tục là nhà lãnh đạo đất nước hay không sau khi liên minh của ông mất đa số ghế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử vào cuối tháng trước.

skynews.com.au
Nghị viện thế giới

Australia: Chủ động phòng ngừa, phản ứng nhanh nhạy, trừng phạt mạnh tay

Bảo vệ trẻ em khỏi tác hại trực tuyến đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các nước trên thế giới. Trong số các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này, Australia nổi bật với vai trò tiên phong, thiết lập mô hình bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo lực trực tuyến. Với Luật An toàn trực tuyến 2021 và các sáng kiến chủ động, Australia đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý và chiến lược mạnh mẽ để bảo vệ người dùng trẻ trong không gian kỹ thuật số.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

Bài học từ thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha
Quốc tế

Bài học từ thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha

Mưa lớn gây ra lũ lụt kinh hoàng ở Tây Ban Nha đã dẫn tới thảm kịch thiên nhiên tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ năm 1967, không chỉ tàn phá nhiều khu vực, mà khiến ít nhất 271 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích. Chính phủ Tây Ban Nha đang tập trung nhiều nguồn lực và nỗ lực khắc phục hậu quả của thảm họa lũ lụt lịch sử. Bên cạnh đó, sự kiện này cũng làm nổi bật lỗ hổng về khả năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên của Tây Ban Nha.

ITN
Thế giới 24h

Nhật Bản phạt tù đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại

Số lượng người sử dụng xe đạp ở Nhật Bản đã gia tăng mạnh mẽ trong thời gian đại dịch Covid-19, khi nhiều người dân chuyển sang loại xe này để tránh việc sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, trước tình hình số vụ tai nạn liên quan đến xe đạp đang ngày càng tăng, Nhật Bản đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm siết chặt an toàn giao thông, trong đó cấm sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe đạp.

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?
Quốc tế

Ông Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng?

Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng sau khi đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris một cách thuyết phục. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống lần thứ 3 của mình, ông đã nêu ra nhiều điều ông sẽ làm vào ngày đầu tiên trở lại nhiệm sở 20.1.2025.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng
Quốc tế

Thủ tướng Israel bất ngờ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.

Thất bại được báo trước?
Quốc tế

Thất bại được báo trước?

Sự thừa nhận thất bại công khai của ứng cử viên Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris đánh dấu kết thúc của một chiến dịch bầu cử đầy biến động chỉ kéo dài hơn 100 ngày của bà, là cuộc vận động tranh cử ngắn nhất trong ký ức hiện đại.