Cà phê phin

Cài đặt lại mình

Đừng dễ dãi với bản thân bằng cách đóng vai kẻ bị hại. Cuộc sống luôn luôn có giải pháp. Vấn đề là bạn có đi tìm giải pháp hay không...

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Nếu ai đã xem phim "The Thomas Crown Affair" (Tay trộm hoàn hảo), hẳn đã nghe bài "The windmills of your mind" (Cối xay gió của tâm trí), đoạt giải Nhạc phim hay nhất trong giải Academy năm 1968. Tâm trí ta là một con ngựa bất kham. Nó chẳng bao giờ dừng, chẳng bao giờ bắt đầu và cứ quay mòng mòng bất tận. Tâm trí có thể thêu dệt, có sức sáng tạo bất tận, và thường xuyên đẩy ta từ lo lắng đến hồi hộp, từ sợ hãi đến ảo tưởng. Đối với mỗi con người, điều khó nhất trong đời có lẽ là kiểm soát được chính tâm trí của mình. Và cũng vì vậy, trong môn thiền định, người ta dạy về cách tập trung, loại bỏ sự nhảy nhót, thêu dệt, lang thang của tâm trí để quay về với thực tại, với chính mình.

Lão Tử có câu này rất hay: “Hãy lưu ý suy nghĩ của bạn. Chúng có thể biến thành lời nói. Hãy lưu ý lời nói của bạn. Chúng có thể biến thành hành động. Hãy lưu ý hành động của bạn. Chúng có thể biến thành thói quen. Hãy lưu ý thói quen của bạn. Chúng có thể biến thành tính cách. Hãy lưu ý tính cách của bạn, vì nó có thể trở thành vận mệnh.” Ở giai đoạn "tái tạo" này, có lẽ chúng ta cũng nên ngẫm nghĩ một chút về suy nghĩ, về lời nói, hành động, thói quen, và tính cách của bản thân. Nên chăng có những điều mà chúng ta cần loại bỏ để bắt đầu một hành trình thành công mới?

1. Chối bỏ hiện tại: Những gì xảy ra ngày hôm nay với chúng ta là hệ quả của những hành động hay sự thiếu hành động của chính ta trong quá khứ. Hãy chấp nhận hiện tại, dù tốt hay xấu, chỉ vì thực tại là thực tại. Bạn chẳng thay đổi được nó. Nhưng cố chối bỏ, chống lại nó chỉ làm cho tâm trí bạn thêm bực bội, cay đắng và từ đó thêu dệt ra hàng vạn những thứ tiêu cực không đáng có trong đời. Chỉ cần chúng ta tích cực hành động để thay đổi tương lai, hiện thực sẽ theo đó mà thay đổi. 

2. Đổ thừa: Đổ thừa là thứ dễ làm nhất, là con đường ngắn nhất để đi đến thất bại. Khi đổ thừa, bạn đang thừa nhận với thế giới rằng mình không chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời mình. Nếu thiếu trách nhiệm với bản thân, làm sao ta thành công cho được?

3. Đóng vai kẻ bị hại: Tâm trí ta rất sáng tạo. Nó có thể giúp ta tạo ra 1001 lý do để biện hộ cho chính bản thân mình. Không khởi nghiệp được vì thiếu vốn, không làm ăn được vì tình hình kinh tế, không học được vì quá bận… Bạn đã bao giờ đọc một câu chuyện vượt lên hoàn cảnh của những con người thành công dù khởi đầu hết sức khó khăn và khiêm tốn chưa? Đừng dễ dãi với bản thân bằng cách đóng vai kẻ bị hại. Cuộc sống luôn luôn có giải pháp. Vấn đề là bạn có đi tìm giải pháp hay không.

4. So sánh: Người phương Tây có câu “The grass is always greener on the other side - Bên kia cỏ lúc nào cũng xanh hơn”. Con người hay có tính so sánh thiệt hơn. So thành công, thất bại của mình với người, hơn thua chuyện được mất của thiên hạ. Bạn thử nghĩ đi. Cuộc đời của mỗi người là một thước phim. Phim hay phải có chuyện hay. Mà chuyện hay đâu có chuyện nào là giống chuyện nào. Bạn chính là tác giả của câu chuyện đó. Hãy thôi nhìn chuyện của người khác và tập trung viết câu chuyện của chính mình.

5. Lo lắng chuyện người khác nghĩ gì: Tặng bạn câu này: “Those who say it can’t be done are usually interrupted by others doing it - Kẻ nói không làm được thường bị người làm được cắt ngang”. Nếu cứ sợ lời ong tiếng ve và cứ ngồi lắng nghe người khác nói gì, thời gian của bạn đang bị phí phạm. Biết mình cần làm gì thì làm thôi. Trên đời này lúc nào cũng sẽ tồn tại những lời dị nghị.

6. Cái Tôi chủ nghĩa: Tiếng Anh có câu đùa: “My way or the highway - Làm theo cách của tôi hay là biến đi”. Người không biết lắng nghe, chỉ muốn người khác làm theo ý mình chẳng bao giờ thành công được. Lắng nghe, tiếp nhận ý kiến để cải tiến, để làm tốt hơn là chìa khoá dẫn bạn đến thành công.

7. Sự trì hoãn: Nếu việc gì cũng để đến ngày mai, sẽ chẳng có việc gì thành được. “Ngày hôm qua chỉ là một giấc mơ. Ngày mai chỉ là một ảo cảnh. Hôm nay, nếu sống tốt sẽ làm cho mỗi ngày hôm qua là một giấc mơ đẹp và mỗi ngày mai trở thành một ánh hy vọng tràn trề". Ngày mai sẽ có những thử thách của ngày mai. Nếu không bắt đầu từ hôm nay, bạn vừa từ chối con đường thành công mà cuộc sống đang bày ra trước mắt.

Văn hóa

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.