Kỷ niệm 105 năm Cách mạng tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Mười Nga và bài học thời đại

TS. BÙI NGỌC THANH- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cách mạng vô sản được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của phong kiến, đế quốc, lập nên chính quyền nhân dân của chế độ mới và tiếp theo là giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước đã được giải phóng.

Ở giai đoạn đầu, mặc dù đầy gian khổ, hy sinh và tổn thất nhưng về thời gian vẫn là “hữu hạn”, tức là có thể đoán định được tương đối chính xác thời điểm của thắng lợi. Cách mạng Tháng Mười, kể từ khi thành lập Đảng của giai cấp công nhân Nga năm 1898 đến khi thắng lợi vào năm 1917 là 19 năm. Cách mạng giải phóng dân tộc của Trung Quốc tính từ năm 1921 đến năm 1949 đúng 28 năm. Cách mạng Tháng Tám của nước ta, từ khi Đảng ra đời giữ vai trò lãnh đạo đến khi thành công cũng chỉ 15 năm...

Trong thời gian diễn ra cách mạng giải phóng dân tộc thường chỉ do một đến hai thế hệ cán bộ nối tiếp nhau giữ vai trò lãnh đạo. Bởi vậy tính kiên định, tính nhất quán đường lối cách mạng được bảo đảm khá chắc chắn.

Còn lâu dài là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa khó đoán định chính xác được đến năm, tháng nào thì cơ bản hoàn thành, vừa phải chuyển giao nhiệm vụ qua nhiều thế hệ, và lại chưa định hình được mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm “qua sông phải dò từng bước”.

Trong điều kiện đó, việc chuyển giao thế hệ nếu không đầy đủ, không tỷ mỷ, không chi tiết, không cặn kẽ, không “chọn được mặt để gửi vàng” thì sẽ xuất hiện những trục trặc lớn. Đặc biệt là càng về sau các “hậu duệ” càng ít thấm nhuần những gian khổ, hy sinh, tổn thất của các thế hệ cha ông nếu họ không được giáo dục kỹ càng, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc lịch sử của đất nước, của dân tộc.

Maicơ Đavit Đoi, một trí thức người Mỹ đã từng sống ở Liên Xô (trước đây) 16 năm, đã đi khắp cả 15 nước cộng hòa, ông đã có một nhận xét rất đáng lưu ý: “Theo tôi những gian khổ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã khiến rất nhiều người đi đến kết luận sai lầm rằng ở phương Tây có một con đường khác ít gian khổ hơn nhiều khi xây dựng một thế giới “văn minh”, và sự kém hiểu biết về bản chất của chủ nghĩa tư bản đã làm cho nó trở thành sự tìm kiếm dễ dàng và là vật hy sinh cho những điều kỳ diệu của thương trường”(1).

Nói những điều trên đây là muốn nhấn mạnh đến những sai lầm chủ quan, tự diễn biến, tự chuyển hóa của những lớp người hậu thế chịu trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, của nhân dân ở những nước mà cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công rất sớm, đã có thời gian khá dài xây dựng chủ nghĩa xã hội, thậm chí có nước đã trở thành cường quốc... mà còn bị sụp đổ. Đó là bài học thực tế rất đau xót mà các Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa phải hết sức quan tâm, phải luôn luôn cảnh giác và phòng ngừa...

Niềm hạnh phúc lớn lao của nhân dân ta, dân tộc ta là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Người nước ngoài đầu tiên đã tổng kết những bài học to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga một cách ngắn gọn, đầy đủ, súc tích trong tác phẩm Đường cách mệnh xuất bản lần đầu tiên vào năm 1927. Là tài liệu tuyên truyền cách mạng nên có thể nói, đọc đâu hiểu đó. Thiên tài của Bác là, với 13 câu hỏi và đáp trong 6 trang sách đã làm cho người đọc có thể hiểu một cách cơ bản về cách mạng Nga. Đặc biệt chỉ với 4 câu (từ câu 9 đến câu 13) Bác đã chuyển tải được toàn bộ nội dung cốt lõi nhất của Cách mạng Tháng Mười đến dân chúng.

Bài học đầu tiên ở phần chung về cách mạng, Bác viết: “Trước hết phải có đảng cách mệnh”(2) và “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(3). Ở phần chốt lại về Cách mạng Tháng Mười, Bác khẳng định, “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”(4).

Điều đáng lưu ý là, vào những năm 1924-1927, Bác đã tổng kết được những bài học to lớn và những bài học đó được thử thách bằng cả thời gian dài xuyên thế kỷ và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn vững bền, thì quả thật là một tư duy thiên tài, độc đáo, hiếm có trên thế giới.

Vạch ra con đường cách mạng, đi đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính Bác và Đảng ta đã trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ và kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi huy hoàng. Giờ đây đọc lại những văn kiện xây dựng phong trào cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, lệnh Tổng khởi nghĩa, phương châm chỉ đạo đánh chiếm các cứ điểm chắc thắng trong những ngày sôi sục của Cách mạng Tháng Tám và những nhật lệnh, chỉ thị tiến quân “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, “Thần tốc, thần tốc, thần tốc nữa” trong các cuộc tiến công mùa Xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta càng thấy sáng rõ sự vận dụng hết sức sáng tạo, đúng đắn, nhuần nhuyễn, tài tình và tinh tế 5 vấn đề có tính quy luật của khởi nghĩa vũ trang, giải phóng dân tộc mà Lênin đã rút ra từ luận thuyết của Mác để chỉ đạo Cách mạng Tháng Mười:

“1. Không bao giờ được đùa với khởi nghĩa cả, và một khi đã bắt đầu khởi nghĩa thì cần nắm chắc một điều là phải tiến hành đến cùng.

2. Phải tập hợp ở một điểm quyết định, trong một thời cơ quyết định những lực lượng có ưu thế lớn, nếu không thì địch, được chuẩn bị hơn và có tổ chức hơn sẽ tiêu diệt những người khởi nghĩa.

3. Một khi đã bắt đầu khởi nghĩa thì phải hết sức quyết tâm hành động và dù sao cũng phải tuyệt đối chuyển sang tấn công. “Phòng ngự là con đường chết của khởi nghĩa vũ trang”.

4. Phải cố gắng đánh bất thình lình vào địch, cố gắng nắm đúng thời cơ khi quân đội địch còn phân tán.

5. Mỗi ngày (đối với một thành phố thì có thể nói là từng giờ) phải thu được thắng lợi, dù là thắng lợi không lớn lắm, đồng thời nhất thiết phải giữ cho bằng được “ưu thế tinh thần”(5)...

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, “đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay(6).. Một trong những nguồn gốc của những thành tựu có ý nghĩa trọng đại đó là, Đảng ta kiên trì, nguyện ước đi theo con đường mà Bác Hồ đã tuyến bố từ năm 1927, “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Tuân theo chỉ giáo của Người, Đảng ta, nhân dân ta tỏ rõ quyết tâm “Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn” và “Khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”. Đó cũng là nguồn cội của thành tựu ổn định chính trị và xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã và đang đem lại kết quả tích cực, thiết thực.

Có thể nói ổn định chính trị là một trong những thành tựu sáng giá của đất nước ta. Thành tựu này không thể hiện được bằng tỷ lệ phần trăm (%), cũng không lượng hóa được bằng con số tuyệt đối, nhưng về ý nghĩa thì đây là vấn đề vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Còn xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đây là bài học xương máu của Đảng cầm quyền. Vì vậy, ở bất kỳ thời điểm nào, Đảng ta cũng đề cao và nhấn đậm tinh thần "tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng”(7).

Quả đúng như Lênin đã chỉ báo, “Chỉ khi nào biểu hiện được đúng ý nguyện của nhân dân, thì chúng ta mới quản lý Nhà nước được. Nếu không, Đảng Cộng sản sẽ không lãnh đạo được giai cấp vô sản, giai cấp vô sản sẽ không lôi kéo được quần chúng theo mình, và tất cả bộ máy sẽ tan rã”(8). Liên Xô (trước đây) và Đông Âu sụp đổ là vì thế. Bài học có ý nghĩa cực kỳ trọng đại này đã trải qua cả trăm năm càng sáng rõ trong thời đại ngày nay.

________

(1) Niềm tin bất tử vào “huyền thoại”; báo Sự Thật, Nga, ngày 12-5-1994.

(2),(3) Hồ Chí Hinh Toàn tập, tập 2, trang 267, 268; Nxb CTQG, HN 1995.

(4) Như (2),(3), trang 280.

(5) Lênin Toàn tập, Tập 34, trang 502, Nxb Tiến bộ, Matxcova 1976.

(6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I, trang 103-104. Nxb CTQG ST, Hà Nội 2021.

(7) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trang 5,6.

(8) Lênin Toàn tập, tập 45, trang 134; Nxb Tiến bộ, Matxcova 1978.

Theo dòng sự kiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Củng cố lòng tin chiến lược, mở rộng hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Lào

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Đây là chuyến thăm chính thức CHDCND Lào đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp, thể hiện sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa cá nhân Chủ tịch Quốc hội ta với Chủ tịch Quốc hội bạn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith tại Nhà Quốc hội trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith ngày 11.9.2024
Chính trị

Thể hiện tính sinh động của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45 từ ngày 17 - 19.10. Trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak, chuyến thăm và tham dự Đại hội đồng AIPA - 45 của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thể hiện tính sinh động của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà
Theo dòng sự kiện

Quốc hội Việt Nam chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cho AIPA-45

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các Quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19.10. Trao đổi với báo chí trước thềm chuyến thăm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ cho biết, thông qua việc chủ động, tích cực tham gia đóng góp thực chất vào nội dung của AIPA thể hiện sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam đối với Quốc hội Lào đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN/AIPA và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA-45.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ: Điểm nhấn quan trọng trong năm kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1954 – 2024).

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ
Chính trị

Góp phần củng cố vững chắc quan hệ giữa Việt Nam với Mông Cổ, Ireland, Pháp và cộng đồng Pháp ngữ

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30.9 đến ngày 7.10.2024.

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung
Chính trị

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thủy chung

Tối 28.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng
Theo dòng sự kiện

Tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính trên 81.503 tỷ đồng

Ngày 28.9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, tổng thiệt hại kinh tế do bão lũ ước tính ban đầu trên 81.503 tỷ đồng.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba
Theo dòng sự kiện

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng 26.9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.

Việt Nam - Lào thắt chặt quan hệ giữa hai cơ quan tuyên giáo và tuyên huấn
Theo dòng sự kiện

Việt Nam - Lào thắt chặt quan hệ giữa hai cơ quan tuyên giáo và tuyên huấn

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ 23-26.9 của Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo làm Trưởng đoàn, chiều 25/9 tại thủ đô Vientiane, Đoàn đã đến chào xã giao ông Khamphanh Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.