Các ngân hàng cần quan tâm hơn đến phát triển bền vững

Các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm hơn tới Báo cáo Phát triển bền vững, song số lượng Báo cáo Phát triển bền vững được các tổ chức tín dụng công bố thời gian qua còn khá khiêm tốn.

Một số ngân hàng không có thông tin về phát triển bền vững 

Ngày 6.6, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Vũ Quang
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Vũ Quang

Tại đây, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, phát triển bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng phát huy vai trò trong phát triển bền vững, cũng như ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế, xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đã dần nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng Báo cáo Phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã tiên phong trong lập Báo cáo Phát triển bền vững ngay từ khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc lập báo cáo này.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm hơn tới Báo cáo Phát triển bền vững. Tuy nhiên, số lượng Báo cáo Phát triển bền vững được công bố bởi các tổ chức tín dụng thời gian qua còn khá khiêm tốn. Một số ngân hàng đã công bố Báo cáo Phát triển bền vững riêng biệt như: BIDV, ACB, HDBank. Một số ngân hàng khác lồng ghép Báo cáo Phát triển bền vững vào báo cáo thường niên. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ngân hàng không có thông tin phát triển bền vững trong các báo cáo được công bố.

Giúp nâng cao cả hiệu quả kinh doanh và vị thế

Trên thực tế, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cũng ngày càng quan tâm, ban hành quy định và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) và công bố thông tin Báo cáo Phát triển bền vững.

Báo cáo Phát triển bền vững là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm hướng tới phát triển bền vững. Báo cáo này có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp; không chỉ giúp các doanh nghiệp củng cố tăng cường hợp tác với các bên liên quan, nhà đầu tư và cộng đồng mà còn giúp các doanh nghiệp tăng cường quản lý rủi ro kinh doanh, nâng cao khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh hiệu quả hơn.

Chia sẻ vấn đề này, bà Sharon Machado, Giám đốc Phát triển bền vững, ACCA Toàn cầu cho biết, việc tạo lập và sử dụng các thông tin liên quan đến tính bền vững sẽ giúp các tổ chức, các nhà quản lý xác định và quản lý rủi ro liên quan đến phát triển bền vững một cách tốt hơn. Qua đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững cho các tổ chức, đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế tài chính cho các tổ chức này.

Theo bà Sharon Machado, ngành ngân hàng đang hướng đến việc mở ra nhiều cơ hội liên quan đến kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thì các rủi ro liên quan đến tính bền vững của ngân hàng vẫn còn hiện hữu, như: rủi ro về suy giảm lợi nhuận hoặc tổn thất đối với các khoản đầu tư, do các rủi ro của người vay hoặc việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tài chính xanh đang phát triển… "Các thông tin liên quan đến phát triển bền vững sẽ hỗ trợ việc phân tích và ra quyết định, giúp cho các tổ chức có thể tuân thủ các quy định và nhận biết được những yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững hơn", bà Sharon Machado nói.

Các tổ chức tín dụng là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu về chính sách tiền tệ, định hướng phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc điều hướng dòng vốn của ngân hàng đến các lĩnh vực cần thiết, bảo đảm cho mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Ông Tô Quốc Hưng, Giám đốc Quốc gia ACCA Việt Nam cho rằng, ngành ngân hàng cần tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai thực hành Báo cáo Phát triển bền vững nhằm phát huy hơn nữa những đóng góp của ngành trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.