Các bước quy trình xử lý khẩn cấp khi xảy ra tai nạn lao động

Hàng loạt vụ tai nạn lao động xảy ra gần đây trên địa bàn cả nước tiếp tục gióng lên hồi chuông cho người sử dụng lao động và toàn xã hội về công tác nhậy cảm này. Vậy, khi xảy ra tai nạn lao động, người lao động và sử dụng lao động cần phải làm gì để tuân thủ quy trình ứng cứu trong tình trạng khẩn cấp?

Rõ ràng tai nạn lao động là điều không ai muốn, thế nhưng rủi ro xảy ra luôn rất cao và bất ngờ.

Chi tiết về quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra hiện nay như sau:

Bước 1: Bất kỳ người nào phát hiện ra tai nạn, đều phải tìm cách thông báo ngay cho càng nhiều người biết càng tốt, để mọi người biết và ứng cứu.

- Thực hiện thông báo ngay cho trưởng bộ phận, trưởng đơn vị.

- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động

Bước 2: Khai báo tai nạn lao động

Theo Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như sau:

- Khi xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết.

- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động tai nạn phải khai báo nhanh nhất (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn; trường hợp chết người, báo ngay cho cả cơ quan Công an cấp huyện.

Các bước Quy trình xử lý khẩn cấp khi xảy ra tai nạn lao động -0
Hiện trường vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai hồi đầu tháng 5.2024

Lưu ý: Với các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, thủy, bộ, hàng không và các đơn vị lực lượng vũ trang thì phải báo cho cả Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó.

Bước 3: Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng hoặc chết người

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, nguyên tắc giữ nguyên hiện trường được quy định như sau:

- Nếu phải cấp cứu, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra mà làm xáo trộn hiện trường: Phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể).

- Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng sau khi đã hoàn thành các bước điều tra và được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc công an đồng ý bằng văn bản.

Bước 4: Yêu cầu người sử dụng lao động thành lập Tổ công tác điều tra tai nạn lao động cơ sở và tiến hành thanh, kiểm tra.

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động chỉ phải thành lập Tổ công tác điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động.

Trường hợp tai nạn lao động khác do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành lập Tổ công tác điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Lao động  Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương.

Tổ công tác điều tra thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu; tổ chức lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan; đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu cần thiết) và thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu.

Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Tổ công tác điều tra tai nạn lao động.

Bước 5: Thông báo thông tin về tai nạn lao động tới người lao động

Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc đơn vị mình.

Tư vấn

Nhật Bản phát hiện loại protein quyết định “tốc độ” giảm cân
Sức khỏe

Nhật Bản phát hiện loại protein quyết định “tốc độ” giảm cân

Thực tế cho thấy, đối với một số người, quá trình giảm cân thông qua tập thể dục, thể thao không nhanh bằng những người khác. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kobe báo cáo điều này có thể do cơ thể họ thiếu các biến thể của một loại protein giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này có thể mở ra cánh cửa cho một loại thuốc giảm cân hoàn toàn mới.

Lưu ý phòng tránh các bệnh da liễu sau mưa lũ
Tư vấn

Lưu ý phòng tránh các bệnh da liễu sau mưa lũ

Sau mưa bão, lũ lụt luôn là thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh nói chung. Nguyên nhân là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống ngập úng tạo điều kiện cho các loài ký sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ. Các yếu tố này khi xâm nhập vào da sẽ gây tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về da liễu. 

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?
Sức khỏe

Cần lưu ý gì trong phòng chống dịch bệnh sau bão?

Mưa bão gây ô nhiễm môi trường sống và nguồn nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh như bệnh tiêu chảy, bệnh về da, mắt phát triển và lây lan. Đồng thời, mang theo nhiều mối nguy hại đến sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, tai nạn đuối nước, điện giật.

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn
Sức khỏe

Sau bão Yagi, nhiều người nhập viện do rắn độc cắn

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thông tin, cuối ngày và đêm 7.9, rạng sáng 8.9 khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn, chiếm phần lớn các ca nhập viện.