Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Triển khai nhiều chính sách

Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được các cấp chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; triển khai thực hiện nhiều chương trình, chính sách có ý nghĩa. Các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh thường xuyên có những hoạt động thiết thực, hiệu quả để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các em.

Cụ thể, Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9.10.2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; trợ cấp thường xuyên hàng tháng đối với trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có cha hoặc mẹ bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; đầu tư bể bơi cho trẻ em tại các trường tiểu học và hỗ trợ chi phí học bơi cho trẻ em; hỗ trợ tiền ăn, chi phí học đại học, cao đẳng, chi phí khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp cho trẻ em sống tại Trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội,… đã góp phần nuôi dưỡng, phát triển và trưởng thành cho nhiều thế hệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

ca-mau-tao-san-choi.jpg
Tỉnh Cà Mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em

Ngoài ra, tỉnh còn ưu tiên bố trí kinh phí thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Xây dựng các công trình, trường lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Đồng thời, vận động các đơn vị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em chung tay giúp đỡ về vật chất và tinh thần, hỗ trợ trẻ em là nạn nhận của xâm hại, bạo lực; hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi...

Để trẻ có cơ hội vươn lên, thoát nghèo bền vững

Là đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Tháng hành động vì trẻ em và hoạt động hè trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã thường xuyên kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh chung tay giúp đỡ về vật chất và tinh thần, hỗ trợ trẻ em là nạn nhận của xâm hại, bạo lực. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt đẩy mạnh công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đuối nước, tai nạn giao thông, thực hiện tốt hơn quyền trẻ em. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục đường chính trung tâm thành phố…

Riêng dịp lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và hoạt động hè năm 2024, tỉnh đã dành tặng hàng ngàn phần quà, mỗi phần 450 ngàn đồng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh. Qua đó, phần nào bù đắp những khó khăn, thiếu thốn của các em trong cuộc sống.

Đáng chú ý, trong công tác giảm nghèo bền vững nói chung, giảm nghèo đa chiều ở trẻ nói riêng, tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho trẻ em.

Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 16 tuổi tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 14,3%; phấn đầu để các trẻ em nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; phấn đấu từ 90% trở lên trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi...

Để đạt được điều này, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tăng cường các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em thuộc hộ nghèo. Bên cạnh đó, Cà Mau cũng thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, bảo đảm rằng không có em nhỏ nào phải bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế. Việc duy trì học tập và phát triển giáo dục không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có cơ hội vươn lên, thoát nghèo bền vững trong tương lai.

Chương trình hỗ trợ sữa tươi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 – 2025 có tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Đời sống

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. 

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Đời sống

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa trên không gian mạng như bắt nạt trực tuyến, tiếp cận thông tin không phù hợp, nghiện trò chơi điện tử, nghiện mạng xã hội… Do đó, cần có sự chung tay của xã hội để giúp các em tránh những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26.12

Nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông về công tác dân số, tạo sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của dư luận xã hội, động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình dân số và phát triển; Sở Y tế TP. Đà Nẵng vừa phối hợp với UBND Quận Thanh Khê tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024.

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Xã hội

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu giảm 0,15% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Khẳng định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội; TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, trong năm 2024, mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức, song, ngành y tế Thủ đô đã phấn đấu hoàn thành hiệu quả các chỉ tiêu được thành phố giao.

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đời sống

Na Hang: Đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xác định công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp quan trọng giúp tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện Na Hang đã quan tâm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có thu nhập cao và ổn định, gửi tiền về xây nhà cửa khang trang, giúp gia đình đầu tư các mô hình sản xuất vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.