Quét mã QR để chung tay trợ giúp người khuyết tật và trẻ em mồ côi

Từ ngày 13.12.2024 đến 28.2.2025, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) triển khai chương trình “Chung tay trợ giúp người khuyết tật và trẻ em mồ côi” bằng hình thức quét mã VietQR qua nền tảng Cổng 1400.

Chương trình do Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT) và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam phối hợp với Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam, Tổng công ty VTC triển khai nhằm hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản xuất, tặng xe lăn, xe đạp, học bổng cho đối tượng người khuyết tật và trẻ mồ côi tại Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ tại sự kiện, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) Đỗ Thị Hòa chia sẻ, do hậu quả, di chứng của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và rủi ro trong cuộc sống, hiện cả nước có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật, trong đó hơn 2 triệu trẻ là trẻ em; trên 500 nghìn trẻ mồ côi, với hơn 21 nghìn trẻ mồ côi cả cha và mẹ. Phần lớn người khuyết tật, trẻ mồ côi đang sống trong các gia đình nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hầu hết người khuyết tật đang rất cần được học nghề để làm việc, có sinh kế ổn định; được trợ giúp cải thiện sinh hoạt và cuộc sống; các cháu mồ côi đang cần có điều kiện và cơ hội đến trường.

Để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và các đơn vị phối hợp triển khai chương trình vận động ủng hộ qua nền tảng Cổng 1400 từ ngày 13.12.2024 đến 28.2.2025. Cổng 1400 kêu gọi những tấm lòng hảo tâm trên cả nước chung tay hỗ trợ giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi có điều kiện được đi học, học nghề và cải thiện cuộc sống.

img-9199-compressed.jpg
Các đại biểu ký kết thỏa thuận hợp tác và phát động Chương trình “Chung tay trợ giúp người khuyết tật và trẻ em mồ côi”. Ảnh: Nguyễn Kiên

Cũng tại sự kiện, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Theo đó, trong công tác huy động nguồn lực, Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội tiếp tục phát huy tính chủ động, linh hoạt trong công tác vận động quỹ với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo và hiệu quả. Năm 2024, tổng nguồn lực cả nước do Hội chủ trì, vận động (bằng tiền và hiện vật quy tiền) đạt trên 622 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2023 (năm 2023 là 522 tỷ đồng), trong đó nguồn vận động nước ngoài là gần 64,1 tỷ đồng.

Nhiều tỉnh, thành Hội trực tiếp vận động nguồn lực đạt mức cao và tăng nhiều so với năm trước như: Lâm Đồng 81,3 tỷ; Vĩnh Long 70,4 tỷ; Bình Phước 57,5 tỷ; An Giang 55,4 tỷ; Tây Ninh 25,8 tỷ; Hậu Giang 25,4 tỷ; Nghệ An 25,1 tỷ; Hải Phòng 23,6 tỷ; Trà Vinh 22,6 tỷ; Đồng Tháp 20,6 tỷ; Bà Rịa - Vũng Tàu 20,5 tỷ; Bình Thuận 18 tỷ; Quảng Trị 18 tỷ; Tiền Giang 17,2 tỷ; Thanh Hóa 13,2 tỷ; Cà Mau 12,6 tỷ; Lạng Sơn 11,1 tỷ; Hà Tĩnh 10,9 tỷ; Quảng Ninh 10,2 tỷ...

img-9005-compressed.jpg
Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Kiên

Với nguồn kinh phí vận động, kết nối được, Trung ương Hội và các tổ chức thành viên tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình bảo trợ trọng tâm của Hội cùng nhiều hoạt động trợ giúp cho 3.029.000 lượt NKT, TMC và các đối tượng khó khăn, yếu thế khác với trị giá 725,8 tỷ đồng.

Các hoạt động bảo trợ khác được các tổ chức Hội thành viên triển khai ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của đối tượng cần trợ giúp như: cung cấp suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo, tổ chức bếp cơm tình thương, xây trường học, xây cầu, tặng góc học tập, nuôi dưỡng, trợ giúp NKT, TMC, người già, người nghèo, trợ cấp đột xuất, dạy chữ, dạy văn hóa... với kinh phí gần 75 tỷ đồng, hỗ trợ cho 1,5 triệu lượt người thụ hưởng (năm 2023 Hội hỗ trợ 37,8 tỷ cho 1,3 triệu lượt người).

Phát biểu tại buổi lễ Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Hội đã hỗ trợ dạy nghề cho 1.226 người, kinh phí 8,5 tỷ đồng (năm 2023 là 1.421 NKT, kinh phí 6,7 tỷ đồng). Hội tích cực tham gia, phối hợp khai thác các nguồn lực nhằm duy trì hoạt động đào tạo nghề cho NKT, bảo đảm tỷ lệ có việc làm và thu nhập sau học nghề đạt khoảng 70%.

Bên cạnh đó, Hội hỗ trợ vốn phát triển kinh tế cho 2.571 NKT và hộ gia đình có NKT, TMC, trị giá 12,6 tỷ đồng; hỗ trợ 11.983 vật nuôi, cây trồng; 741 phương tiện, dụng cụ sản xuất cho NKT và hộ gia đình có NKT, TMC, giá trị hỗ trợ là trên 7 tỷ đồng.

Thực hiện Đề án máy tính và thiết bị thông minh cho NKT, TMC, Hội cả nước đã vận động, trao tặng 190 máy tính và thiết bị thông minh, trị giá trên 1,7 tỷ đồng cho NKT, TMC có nhu cầu phục vụ kinh doanh online, học tập.

img-9405-compressed.jpg
Lãnh đạo Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có đóng góp lớn với công tác bảo trợ NKT và trẻ mồ côi.
Ảnh: Nguyễn Kiên

Năm 2024, được sự hỗ trợ phối hợp của Công ty SUMA Việt Nam, Trung ương Hội đã thí điểm tổ chức mở lớp dạy nghề miễn phí bán hàng online cho NKT, đã có 50 NKT tham gia, thời gian học 7 ngày, sau học nghề đã có 12 NKT hành nghề, bước đầu có thu nhập từ 2 đến 5 triệu đồng/tháng. Hướng tới, Trung ương Hội sẽ cùng Công ty SUMA mở thường xuyên các lớp dạy nghề để NKT có thể đăng ký học bất kỳ lớp nào trong năm. Trong tháng 11 và 12.2024, Trung ương Hội phối hợp với Công ty TNHH Babeeni Việt Nam và một số tỉnh, thành Hội phía Bắc triển khai tuyển sinh 300 NKT để đào tạo nghề may và sẽ bố trí làm việc tại các cơ sở của công ty ở Hải Dương và Lào Cai.

Sự kiện cũng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong chương trình “Chung tay trợ giúp người khuyết tật và trẻ em mồ côi” bằng quét mã QR. Đồng thời, trao kỷ niệm chương cho những cá nhân, tập thể xuất sắc trong công tác hỗ trợ NKT.

Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án
Đời sống

Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Chính sách hỗ trợ cây, con giống giúp người dân Gia Lai thoát nghèo.
Đời sống

Gia Lai tập trung nguồn lực giảm nghèo

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, với tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho tỉnh Gia Lai là 595.496 triệu đồng đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển bền vững, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, các chính sách an sinh xã hội, giúp các hộ nghèo từng bước thoát nghèo.

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024

Tết Nguyên Đán cận kề, niềm vui và hạnh phúc đang rộn ràng khắp làng quê với những vụ mùa thắng lớn nhờ NPK Cà Mau, những giải thưởng giá trị từ mùa vàng thắng lớn 2024. Trong livestream số 14 của chương trình tổ chức mới đây, thần tài đã ghé thăm mang đến may mắn và hy vọng về một năm mới bừng sáng, khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia
Xã hội

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, bệnh nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái. Đây là một phần của Chương trình "Không để ai bị bỏ lại phía sau - Xuân Ất Tỵ" - hoạt động nhân văn, đầy ý nghĩa mà BHXH Việt Nam phát động hằng năm nhằm chăm lo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025
Xã hội

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025

Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện Tràng Định vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Bình Nghi (Bộ đội Biên phòng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) tổ chức Chương trình Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025.

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Đời sống

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái” và truyền thống “lá lành đùm lá rách”, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) phối hợp cùng UBND phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình chăm lo Tết và mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động ý nghĩa này mang đến những món quà thiết thực, góp phần sẻ chia khó khăn với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ đón một mùa Tết trọn vẹn niềm vui, hạnh phúc.

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo
Xã hội

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo

Ngoài hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương ở miền Trung như: thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đều dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo. Một không khí Xuân phấn khởi, no ấm đang tràn về trên khắp nẻo đường Tổ quốc.

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa
Xã hội

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa

Cách đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết của quân, dân huyện đảo Trường Sa cũng không kém phần vui tươi, ấm cúng. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa vẫn hưởng trọn vẹn niềm vui đón xuân. Nhiều hoạt động vui xuân đã được tổ chức ngay trên đảo, làm cho không khí chào đón năm mới thêm đầm ấm, phấn khởi.

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”
Đời sống

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”

Mùa Tết nguyên đán năm nay, 88 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom tại 48 tỉnh, thành phố đã sẵn sàng mang đến cho hàng triệu người tiêu dùng Việt những phiên chợ Tết rộn ràng, đa dạng mặt hàng khuyến mãi hấp dẫn, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc trong không gian rực rỡ, ngập tràn sắc xuân.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán
Đời sống

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhu cầu đi du lịch theo dạng tour trọn gói và tự túc các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn… vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá dịp lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tung ra để thu hút khách, thị trường cũng đồng thời xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến.