Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hậu Giang cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị

Ngày 17.7, tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tỉnh cần xã hội hóa nguồn lực để phát triển công nghiệp.

Tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện để "cất cánh"

Hậu Giang được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, thủy sản. Tuy nhiên, Hậu Giang cũng có những lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ vận tải, logitics như: Có vị trí chiến lược nằm trên tuyến lưu thông của Tiểu vùng tây sông Hậu, cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh nam sông Hậu với phần còn lại của vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng kinh tế khác.

Hậu Giang còn là đầu mối kết nối giao thông quan trọng cả về đường bộ và đường thủy của vùng Nam Sông Hậu thông qua 6 tuyến Quốc lộ huyết mạch và 2 trục giao thông thủy quốc gia; đặc biệt là nằm liền kề với thành phố Cần Thơ, kết nối thuận lợi với các đầu mối giao thông lớn trong Vùng (như: Sân bay quốc tế Cần Thơ Bến cảng quốc tế Cải Cui, cảng nước sâu Trần Đề ..). Đồng thời, Hậu Giang được thừa hưởng nhiều thế mạnh về logistics, cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học - công nghệ... từ thành phố kinh tế trọng điểm của khu vực Tây Nam Bộ (Cần Thơ).

Nhận xét về những tiềm năng, lợi thế của Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, điều kiện phát triển ở Hậu Giang chủ yếu vẫn là hạ tầng, cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực, vật lực. Các chiến lược Hậu Giang đề ra với phương châm hành động rất ngắn gọn nhưng súc tích. Tuy nhiên, với một địa phương có tiềm năng, lợi thế trong phát triển công nghiệp, rõ ràng trong tương lai chúng ta không thể bỏ được ngành này, nhưng chúng ta lại chưa chú trọng vấn đề môi trường thì đó là điều khiếm khuyết trong định hướng phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, du lịch cũng là ngành có tiềm năng, do đó Hậu Giang phát triển du dịch là đúng nhưng phát triển du lịch thì phải được nằm trong văn hóa. Bởi văn hóa là một trong những trụ cột của cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hậu Giang cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị -0
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên dự buổi làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang

Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có vùng nguyên liệu nông sản, lúa gạo dồi dào nên rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản. Quỹ đất phát triển công nghiệp lớn; nguồn nhân lực trẻ, năng động…Nắm bắt, khai thác khá tốt tiềm năng, lợi thế này nên mấy năm qua, kinh tế của Hậu Giang liên tục phát triển và đang chuyển mình từ vùng “dự trữ chiến lược” sang thành vùng “động lực mới” trong chuỗi sản xuất công nghiệp của vùng.

Trong 2 năm qua mặc dù Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Hậu Giang vẫn được xếp thứ hai trong 13 tỉnh, thành phố của vùng và top dưới 30 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,2 lần so với bình quân của Vùng và gấp 1,7 bình quân tăng trưởng cả nước. Đây là những chỉ số tôi đánh giá, tương đối tốt. GDP năm 2021 tăng 3,08, xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố trong vùng; 6 tháng đầu năm, 4 trụ cột tăng 11%, cao nhất vùng gấp 1,2 đến 1,7 lần bình quân cả nước). Trong đó: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước (năm 2021 tăng 9%/cả nước tăng 4,82%; 6 tháng đầu năm tăng 16,74%/cả nước tăng 8,48%), đứng thứ 2 trong vùng và thứ 34 cả nước; trong đó: Công nghiệp chế biến thủy sản, may mặc, giày dép, hóa chất, sản xuất dược liệu, đồ uống... là chủ lực.

Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đã có sự phục hồi rõ, tăng 21,5%, đây là mức tăng rất cao, trong khi cả nước chỉ tăng có 17,3%. Hoạt động thương mại đạt được kết quả đáng ghi nhận với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ liên tục tăng so với cùng kỳ (năm 2021 tăng 4,41% (trong khi cả nước giảm 3,8%); 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,14% (cả nước tăng 11,7%); đứng thứ 12 trong vùng và thứ 36 cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu tuy có sự sụt giảm mạnh trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 6,3% (cả nước tăng 19% so cùng kỳ), nhưng 6 tháng đầu năm 2022 đã có sự phục hồi, đạt mức tăng trưởng khá cao (tăng 21,5%/cả nước tăng 17,3%).Hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm cũng tăng lên 15,14%, trong khi cả nước thì tăng 11,7%. Tuy nhiên thứ hạng của Hậu Giang vẫn chưa được cao trong vùng khi vẫn đứng thứ 12/13 tỉnh, thành.

Nhiều tồn tại, hạn chế "kìm hãm" sự phát triển của Hậu Giang

Bộ trưởng ghi nhận những thành tích nổi bật của Hậu Giang đã đạt được về phát triển công nghiệp, thương mại nhưng thẳng thắn nhìn nhận, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Công nghiệp của Hậu Giang quy mô vẫn nhỏ và khả năng cạnh tranh về sản phẩm, cũng như thị trường vẫn còn ở mức thấp. Kết cấu hạ tầng công nghiệp và thương mại vẫn còn chưa phát triển vượt bậc. Quy mô xuất nhập khẩu vẫn là rất nhỏ, xếp thứ 12/13 tỉnh, thành phố trong vùng. Hạ tầng thương mại cả về truyền thống và hiện đại cũng còn hạn chế, việc ứng dụng thương mại điện tử chưa nhiều.

Song song với việc chỉ ra những tồn tại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua của Hậu Giang đó là: Vấn đề quy hoạch chưa đồng bộ, hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xứng tầm, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế để huy động vốn, nhất là nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, Hậu Giang có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, nguồn lao động chất lượng cao còn hạn chế. Hậu Giang hiện có 8-900.000 dân, tuy nhiên một số doanh nghiệp công nghiệp của Hậu Giang lại là những doanh nghiệp thâm dụng lao động, do đó trong tương lai nếu muốn tiếp tục phát triển công nghiệp thì trong chiến lược phải tính lại, để làm sao có nguồn nhân lực. Hậu Giang hiện chưa có nhiều sự nổi trội để thu hút được lao động ở các nơi về địa phương.

Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ, chi phí trung gian cho sản xuất cao, sức cạnh tranh các sản phẩm thấp. Kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhất là hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn yếu, chưa có nhiều quỹ đất sạch để tạo được lợi thế trong thu hút đầu tư, (tỷ xuất đầu tư cao). Quy mô hoạt động thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ, xếp thứ 12/13 tỉnh, thành phố trong khu vực (đứng trên tỉnh Trà Vinh). Hạ tầng thương mại (cả truyền thống và hiện đại) còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa trung tâm. Việc ứng dụng thương mại điện tử còn nhiều hạn chế.

Cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới, dưới góc độ ngành Công Thương, đề nghị Tỉnh ủy Hậu Giang quan tâm, chú trọng một số các vấn đề:

Thứ nhất, Hậu Giang cần tập trung xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển công nghiệp, phương mại trên địa bàn để kịp thời tích hợp vào quy hoạch của tỉnh; trong đó cần chú trọng nghiên cứu kỹ những định hướng của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành quốc gia để xây dựng định hướng phát triển phù hợp với vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ.

Ví dụ, với ngành Công thương có quy hoạch về điện và năng lượng, khoáng sản và các ngành công nghiệp nền tảng. "Nếu không xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thì không thể kịp thời tích hợp vào quy hoạch vùng, tỉnh. Như vậy là tới đây nếu Hậu Giang hoàn thiện quy hoạch tỉnh mà không có chiến lược, kế hoạch hay đề án phát triển công nghiệp, thương mại thì Hậu Giang không thể tích hợp vào trong quy hoạch vùng, mà không có quy hoạch thì cũng không có điều kiện để triển khai thực hiện. Tôi nghị Hậu Giang phải khẩn trương thực hiện việc này và dựa vào quy hoạt ngành quốc gia đối với lĩnh vực Công Thương"- Bộ trưởng thẳng thắn chia sẻ.

Đồng thời, Hậu Giang cũng cần đặc biệt quan tâm công nghiệp chế biến về nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp về năng lượng, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu,… đây là những ngành Hậu Giang có thể phát triển tốt. Hậu Giang cũng cần quan tâm đến vấn đề quy hoạch logistics, bởi Hậu Giang có vị trí, điều kiện thuận lợi cả giao thông đường thuy, đường bộ và Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ thì cần phát triển lĩnh vực logistics.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hậu Giang cần phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị -0
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Hậu Giang

Đặc biệt, với nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Hậu Giang cần ưu tiên bố trí không gian hợp lý để phát triển chuỗi giá trị sản xuất tích hợp giữa nông nghiệp - công nghiệp - đô thị để định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Thứ hai, Hậu Giang cũng phải chú trọng phát triển kinh tế: Tập trung thực hiện chủ trương xã hội hóa để huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng về thương mại, hạ tầng logistics, và tầng về công nghiệp. Đối với Hậu Giang để thu hút được công nghiệp thì phải bám vào các trục giao thông mới, nhất là những tuyến cao tốc đi qua. Để không chỉ hình thành tuyến giao thông mà hình thành hành lang kinh tế bao gồm công nghiệp, dịch vụ rồi mới đến đô thị.

"Tôi đồng tình đô thị là một trong những trụ cột nhưng Hậu Giang phải tính, bởi dân số của Hậu Giang chỉ có 800.000 dân, để có người đến ở như Thủ tướng đã nói nhiều lần là phải có sản xuất. Công nghiệp hay nông nghiệp thì dứt khoát phải có sản xuất, phải có dịch vụ, hoạt động kinh tế thì mới thu hút được lao động. Cho nên Hậu Giang cần huy động để xây dựng những hạ tầng về công nghiệp; chuẩn bị quỹ đất sạch về cái hạ tầng xã hội, nhất là nhà ở xã hội và những hệ sinh thái để thu hút được lao động về địa phương, làm tốt điều này sẽ là lợi thế so sánh của Hậu Giang so với các địa phương khác trong vùng"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đồng thời, cần có cơ chế tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển công nghiệp; chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, hạ tầng xã hội để sẵn sàng đón các nhà đầu tư trong làn sóng dịch chuyển đầu tư của khu vực và thế giới, nhất là khi các Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU và Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong quá trình thu hút FDI cần chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ cao, thân thiện với môi trường và có cơ chế, lộ trình nội địa hóa nguyên liệu, dây truyền sản xuất và phát triển mạng lưới doanh nghiệp vệ tinh trong nước để thực hiện mục tiêu tự chủ về công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

Thứ ba, với lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, có nhiều trường đại học đa ngành, chuyên ngành (đào tạo trên 40.000 sinh viên/năm) và hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề, Hậu Giang cũng cần chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (đào tạo theo modul, kết hợp giữa lý thuyết trong nhà trường và thực hành tại nhà máy) để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng phải tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đủ mạnh, có tính khả thi; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, có uy tín, năng lực về tài chính, công nghệ vào đầu tư tại địa phương.

Thứ tư, trong cái quá trình thu hút đầu tư từ bên ngoài thì tỉnh cũng cần chú trọng thu hút phát triển các doanh nghiệp trong nước. Vì điều này là bài học đã được rút ra từ những tỉnh có công nghiệp phát triển mạnh vừa qua như: Thái Nguyên, Bắc Ninh (80% doanh nghiệp FDI còn doanh nghiệp trong nước rất thấp, sẽ khiến khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của chúng ta trong tương lai rất khó khăn. Cho nên Hậu Giang là địa phương đi sau thì cố gắng rút ra bài học để chúng ta có những chân nhắc, tính toán.

Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng cần chú trọng thu hút đầu tư trong nước và phát triển nghề, làng nghề để từng bước xây dựng, củng cố công nghiệp địa phương; trong đó tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, như: Công nghiệp chế biển nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu của địa phương; may mặc, giày dép, hóa chất, sản xuất dược liệu, đồ uống...Hình thành các trung tâm dịch vụ, vui chơi, du lịch…

Thứ năm, trong thời gian tới, Hậu Giang cũng cần phải chú trọng quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng thương mại (kể cả thương mại truyền thống và thương mại hiện đại), nhất là vùng sâu, vùng xa; ; hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các dự án trung tâm logistic. Đồng thời, quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm của tỉnh; đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử, tiếp tục khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết (nhất là các Hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEP...) để phát triển, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với những kiến nghị của Hậu Giang, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Hậu Giang kiến nghị phân bổ tăng thêm diện tích đất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang để tăng diện tích đất công nghiệp, Bộ Công Thương rất đồng tình. Bởi vì ở đâu mà không có công nghiệp thì ở đó kinh tế khó có thể phát triển.Tuy nhiên, phát triển công nghiệp thì phải dựa vào tiềm năng, lợi thế của địa phương.

"Tôi rất tán thành việc nâng diện tích đất công nghiệp cho địa phương. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Hậu Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tương xứng với vai trò là 1 trong 4 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế của địa phương (song hành cùng phát triển nông nghiệp, đô thị và du lịch). Việc bổ sung thêm diện tích đất công nghiệp cho tỉnh Hậu Giang là rất cần thiết nhằm phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của vùng và phù hợp với xu thế phát triển của cả nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn cho rằng giai đoạn từ nay đến năm 2025 chỉ còn 3 năm nữa mà Hậu Giang đề nghị lên tới 1.500ha thì cần phải nghiên cứu, xem xét lại. Vì hiện tại Hậu Giang có 744ha nhưng mới chỉ lấp đầy nó 82,5%, còn tới 180ha diện tích đất công nghiệp. Cho nên cần mở rộng quỹ đất mới là cần thiết, nhưng quy mô bao nhiêu cho phù hợp thì cần cân nhắc. Hậu Giang có đề nghị hỗ trợ gì thì Bộ Công Thương sẽ sẵn sàng giúp đỡ"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Đối với kiến nghị liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2, sau cuộc họp này Bộ Công Thương sẽ có văn bản gửi địa phương.

Theo dòng sự kiện

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chính trị

Thông điệp từ cuộc điện đàm lịch sử

Trong những thời khắc then chốt của lịch sử, sự xuất hiện kịp thời của những quyết định mang tầm chiến lược luôn là thước đo bản lĩnh của một quốc gia. Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump – diễn ra chỉ hơn 24 giờ sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam - là một phản ứng chính sách, đối ngoại khôn ngoan, mềm mỏng nhưng hiệu quả.

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới
Theo dòng sự kiện

Uzbekistan và Việt Nam: Cùng hướng tới những cơ hội hợp tác mới

Tiến sĩ Tulanbay Kurbanov - Chuyên gia quan hệ quốc tế, thành viên Liên hiệp nhà báo Uzbekistan, IPU-150
Từ ngày 4-8.4, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU). Đây được đánh giá là chuyến thăm mang tính lịch sử, giúp đưa đến những cơ hội hợp tác mới cho Uzbekistan và Việt Nam.

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương
Chính trị

Minh chứng sống động cho thấy Quốc hội Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm của IPU và các diễn đàn đa phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 - 8.4.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội", lãnh đạo bộ, ngành, tập đoàn và chuyên gia về trí tuệ nhân tạo cho rằng, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là xu thế tất yếu, không chỉ đối với Quốc hội Việt Nam mà với tất cả Quốc hội và các quốc gia trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện thể chế ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội cần quyết liệt, khẩn trương và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Quốc hội số - nhiệm vụ không thể chậm trễ!

“Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.