Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Quốc hội giám sát việc phân bổ tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo và chi ngân sách cho lĩnh vực này tại các địa phương.

Chiều 8.10, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm học 2022 - 2023, phương hướng nhiệm vụ công tác năm học 2023 - 2024; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại cuộc làm việc

Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì cuộc làm việc.

Ưu tiên đầu tư nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022 - 2023, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương; sự quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấpsự cố gắng, nỗ lực của học sinh, sinh viên, học viên, toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học, đạt được nhiều kết quả quan trọng, theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo và tăng cường các hoạt động để thúc đẩy đổi mới quản trị nhà trường trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên và giáo dục đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nội vụ trình và đã được Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương giai đoạn 2022 - 2026; bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018...

Quan tâm ưu tiên đầu tư, giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục -1
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trình bày báo cáo tại cuộc làm việc

Ngành giáo dục xác định chủ đề năm học 2023 - 2024 là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” với các nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh tự chủ, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. Có giải pháp hiệu quả để thu hút các nguồn lực hợp pháp để đầu tư cho giáo dục và đào tạo…

Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội bảo đảm các điều kiện, nguồn lực thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm 2024 và giai đoạn 2024 - 2026. Quốc hội quan tâm ưu tiên đầu tư nguồn lực từ ngân sách nhà nước, bảo đảm nhu cầu tối thiểu để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng đổi mới chương trình giáo dục…

Quốc hội trong kế hoạch giám sát hàng năm, quan tâm giám sát việc phân bổ tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, kể cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và có các chuyên đề giám sát chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các địa phương.

Kiến nghị cải cách tiền lương kịp thời để giữ chân nhà giáo

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá, về cơ bản, các nhiệm vụ lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm 2023 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện đầy đủ và đạt những kết quả tích cực. Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Quan tâm ưu tiên đầu tư, giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ trình bày báo cáo đánh giá của Thường trực Ủy ban 

Về phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, trên cơ sở nghiên cứu báo cáo của Bộ, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung như: tiếp tục rà soát, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành.

Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Nhà giáo; hồ sơ Nghị quyết thí điểm phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo tại một số tỉnh, thành phố. Nhanh chóng tham mưu hoàn thiện và trình ban hành một số văn bản quan trọng như: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm. 

Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là về những vướng mắc, thiếu thống nhất liên quan đến cơ chế tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai công việc theo đúng kế hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 trong bối cảnh còn dư âm của dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế - xã hội đất nước có nhiều khó khăn. 

Về cải cách tiền lương cho nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, Chính phủ cũng đã quan tâm tới việc tăng lương cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tập trung nghiên cứu kiến nghị kịp thời, nếu không sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu giáo viên. Đây không chỉ là chính sách liên quan đến tuyển dụng, mà còn để giữ chân giáo viên.

Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn đến văn hóa học đường, có chế tài liên quan đến văn hóa ứng xử trong nhà trường, tránh "chạy theo" áp lực dư luận để giải quyết từng vụ việc cụ thể.

Về xây dựng thể chế, chính sách, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Bộ quan tâm nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục; nghiên cứu kỹ lưỡng đề xuất tăng đầu tư cho giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước; đánh giá và tiếp tục trao đổi, thống nhất quan điểm về công tác phân luồng học sinh…

Quan tâm ưu tiên đầu tư, giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục -2
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tiếp thu các ý kiến của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tiếp thu các ý kiến tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn từ kết quả giám sát, làm việc, trong các diễn đàn, phiên họp của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục quan tâm hơn tới các điều kiện để bảo đảm chất lượng giáo dục, trong đó giáo viên và tài chính là hai từ khóa quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Ủy ban tiếp tục quan tâm, cho ý kiến trong một số việc lớn của giáo dục và đào tạo đất nước thời gian tới: Tổng kết Nghị quyết 29-NQ/TW và xây dựng Nghị quyết mới tiếp nối cho xứng tầm, định hướng cho giáo dục đất nước phát triển đột phá trong tương lai; xây dựng Luật Nhà giáo, góp phần giải quyết vấn đề nhà giáo từ góc độ cơ sở pháp lý; sửa Luật Giáo dục đại học…

Quan tâm ưu tiên đầu tư, giám sát phân bổ ngân sách cho giáo dục -3
Toàn cảnh cuộc làm việc

Với những vấn đề đang được xã hội quan tâm như lạm thu, dạy thêm… Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng trong bối cảnh đất nước chưa giàu, học sinh đông, ngân sách có hạn, cần huy động nguồn lực của xã hội để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Quan điểm của Bộ là cần ngăn chặn lạm thu, thu không công khai, nhưng cần vun đắp trách nhiệm của cộng đồng với nhà trường, phải làm cho quan hệ giữa nhà trường và xã hội, thiện cảm giữa thầy cô và phụ huynh ngày càng khăng khít để cùng chăm lo cho giáo dục và đào tạo.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 63/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 64/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam về Đài Truyền hình Việt Nam. Hai Nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 7.1.2025 tại phiên họp thứ 41.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 7.1, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Phiên họp thứ 41 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ Chín

Trưa 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 41, hoàn thành các nội dung chương trình đề ra sau một ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương. Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, khối lượng công việc sắp tới là rất nặng nề và đề nghị các cơ quan, đơn vị trên tinh thần tích cực, khẩn trương triển khai các công việc trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm phạm vi, mục tiêu của chuyên đề giám sát

Sáng 7.1, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Tiếp tục Phiên họp thứ 41, sáng nay, 6.1, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Chủ động triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41 sáng nay, 6.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ động mọi công việc để trình các nội dung, triển khai những hoạt động mới, lần đầu tiên tổ chức tại Quốc hội theo tinh thần "đúng vai, thuộc bài". 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và các đại biểu trao tặng giải thưởng, danh hiệu cho các học sinh, sinh viên tiêu biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

Tối 5.1, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 – 9.1.2025); tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương và trao giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Thời sự Quốc hội

Tuyên truyền sâu rộng về chặng đường 80 năm xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Quốc hội Việt Nam

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu chỉ đạo và trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước, phản ánh, phân tích sâu hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng đã phát biểu phát động Giải Diên Hồng lần thứ 4 - năm 2026. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông cáo báo chí Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025

Vào 20h10 ngày 05/01/2025, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự Quốc hội

Lan tỏa mạnh mẽ khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Tối 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải Diên Hồng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, các nhà báo tiếp tục phát huy lòng yêu nghề với tâm sáng, bút sắc, trí bền, đồng hành cùng Quốc hội; đồng thời, cần lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, khát vọng, quyết tâm mới, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất là những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng là chủ trương lãnh đạo của Đảng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Tối nay, 5.1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao giải.