Bình Dương: Thực hiện hiệu quả Đề án 06 gắn với chuyển đổi số

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP) đã được tỉnh Bình Dương triển khai hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Kết quả ấn tượng sau 2 năm thực hiện Đề án 06

Bình Dương thực hiện có hiệu quả thiết thực Đề án 06/CP gắn với chuyển đổi số
Lực lượng Công an tỉnh Bình Dương và các địa phương đến tận nơi để cấp CCCD gắn chíp cho người dân. Ảnh: N.H

Đề án 06/CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 là đề án liên quan đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, của người dân và của doanh nghiệp.  

Trọng tâm là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử vào phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân thực hiện các thủ tục hành chính; Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, minh bạch hóa các thủ tục hành chính, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho đất nước.

Sau khi Đề án 06 được ban hành, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện và đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, đến ngày 22.5.2023, toàn tỉnh đã cấp thẻ CCCD gắn chíp cho 100% số người dân đủ điều kiện, là một trong 19 địa phương đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành nhiệm vụ về cấp CCCD gắn chíp.

Đến giữa tháng 8.2023, Bình Dương đã hoàn thành nhiệm vụ kích hoạt tài khoản Định danh điện tử theo chỉ tiêu mà Chính phủ giao là hơn 1,2 triệu tài khoản. Đến nay tỉnh đã kích hoạt hơn 1,6 triệu tài khoản Định danh điện tử, đạt tỷ lệ 133% và hiện đứng thứ 5 trên toàn quốc, toàn tỉnh đã cấp được 43.550 chữ ký số. Ở nhóm phục vụ phát triển công dân số, đến nay đã có hơn 250.000 hồ sơ sức khỏe được tạo lập.

Bình Dương thực hiện có hiệu quả thiết thực Đề án 06/CP gắn với chuyển đổi số
Đến nay Bình Dương đã kích hoạt hơn 1,6 triệu tài khoản Định danh điện tử, đạt tỷ lệ 133% và hiện đứng thứ 5 trên toàn quốc. Ảnh: N.H

Đối với 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành cung cấp 25/25 thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Toàn tỉnh hiện nay có 100% số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chip; 100% số cơ sở giáo dục phối hợp với ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán triển khai việc thu học phí, lệ phí tuyển sinh và các khoản thu khác bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Bình Dương đang thực hiện việc chi trả không dùng tiền mặt cho 31.605/45.048 đối tượng người có công (đạt 70%); Triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt được 60% tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện và bệnh viện tư nhân trên địa bàn.

Hệ thống Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh Bình Dương đã thực hiện kết nối dữ liệu các bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương) thông qua Trung tâm Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; Kết nối dữ liệu 18/19 sở, ban, ngành và 4/6 ngành dọc của tỉnh như: Kho bạc Nhà nước, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Cục Hải quan; Hình thành 15 nhóm chỉ số điều hành có tần suất ngày, tuần, tháng và 12 nhóm chỉ số thống kê có tần suất từ tháng trở lên.

Phục vụ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp

Bình Dương thực hiện có hiệu quả thiết thực Đề án 06/CP gắn với chuyển đổi số
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh Bình Dương. Ảnh: Văn Dũng

Nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 gắn với chuyển đổi số, nhiều địa phương, đơn vị tại tỉnh Bình Dương có cách làm hay. Cụ thể, UBND TP Thủ Dầu Một đã chủ động triển khai, chỉ đạo thực hiện mô hình điểm “Thí điểm triển khai giải pháp xử phạt giao thông và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một” (gọi tắt là Mô hình điểm số 13).

Qua khảo sát, UBND TP Thủ Dầu Một đã thực hiện lắp đặt hai điểm camera trên đường Phạm Ngọc Thạch và đường dẫn trung tâm thành phố mới (đường Hùng Vương) thuộc địa bàn TP Thủ Dầu Một.

Quá trình triển khai, từ ngày 1.12.2023 đến ngày 21.1.2024, TP Thủ Dầu Một đã tiến hành ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, qua đó phát hiện và gửi thông báo xử phạt được 239 trường hợp với số tiền 570 triệu đồng.

Việc triển khai Mô hình điểm số 13 này đã nâng cao ý thức chấp hành Luật An toàn giao thông của người dân khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chấp hành tốt đèn tín hiệu, đi đúng làn đường, đúng tốc độ quy định, không để xảy ra vụ việc tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên hai tuyến đường trên, góp phần phát huy hiệu quả chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trên địa bàn TP Thủ Dầu Một.

Bình Dương thực hiện có hiệu quả thiết thực Đề án 06/CP gắn với chuyển đổi số
Trung tâm IOC của tỉnh Bình Dương đã thực hiện kết nối dữ liệu các bộ, ngành (Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương) thông qua Trung tâm Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; Kết nối dữ liệu 18/19 sở, ban, ngành và 4/6 ngành dọc của tỉnh. Ảnh: Văn Dũng

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương Lê Tuấn Anh, Đề án 06 gắn với chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Năm 2023, toàn tỉnh đã hoàn thành hai nhiệm vụ lớn được Trung ương giao là ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung và Danh mục dịch vụ chia sẻ dữ liệu của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh, ban hành Danh mục dữ liệu mở tỉnh Bình Dương với 206 bộ dữ liệu mở, đã kết nối với 18/19 cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin quốc gia được Chính phủ, bộ, ngành chia sẻ qua trục nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

Bình Dương cũng đã hoàn thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và được xếp hạng 2/63 tỉnh, thành phố về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xếp hạng 8/63 tỉnh, thành phố trong kết quả cải cách hành chính theo Bộ chỉ số 766.

Trong các năm 2021 và 2022, chỉ số xếp hạng Ứng dụng công nghệ thông tin của Bình Dương đạt hạng cao trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hiện nay tại tỉnh, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại cơ quan hành chính các cấp của Bình Dương được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, bảo đảm điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp…

Bình Dương thực hiện có hiệu quả thiết thực Đề án 06/CP gắn với chuyển đổi số
Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 gắn với chuyển đổi số, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Ảnh: Văn Dũng

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, Đề án 06 và công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh rất có ý nghĩa và đem lại các lợi ích rất cụ thể, thiết thực trong quản lý, điều hành của các cấp, ngành và hoạt động kinh tế, xã hội của người dân, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Đề án 06 mang tính chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đặc biệt, người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng số, số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với triển khai Đề án 06 nhằm khai thác hiệu quả dữ liệu số phục vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.