Bệnh tâm thần phân liệt: Cách nhận biết và nguyên nhân sinh bệnh

Theo bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh tách dần khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm khô lạnh, học tập, làm việc sút kém, hành vi, ý nghĩ kỳ dị khó hiểu… Đó là một trong số những triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt.

Bệnh có khả năng tái phát cao, ở giai đoạn cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động, nghĩ người khác hại mình… dẫn đến dễ gây tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Thậm chí, bệnh nhân sẽ đối diện nguy cơ tự sát.

Cách nhận biết và nguyên nhân sinh bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có khoảng 24 triệu người mắc tâm thần phân liệt. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc bệnh này là 0,3-0,5%.

Bệnh thường khởi phát thường xuyên nhất vào cuối tuổi vị thành niên và những năm 20 tuổi. Xu hướng xảy ra bệnh ở nam giới thường sớm hơn so với nữ giới. Bệnh tâm thần phân liệt làm tăng nguy cơ tử vong sớm cao gấp 2 đến 3 lần so với dân số chung.

Bệnh tâm thần phân liệt: Cách nhận biết và nguyên nhân sinh bệnh -0
BSCKII. Ngô Văn Tuất - Trưởng Phòng Điều trị Rối loạn loạn thần & Y học tự sát, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

BSCKII. Ngô Văn Tuất - Trưởng Phòng Điều trị Rối loạn loạn thần & Y học tự sát, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng. Bệnh tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính. 

Các bác sĩ cho biết, các dấu hiệu sớm khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát, gồm: Thay đổi thói quen ngủ; thay đổi thói quen ăn uống; suy nghĩ kỳ quái, khó hiểu; mất năng lượng; cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận; giảm chú ý vệ sinh bản thân; xa cách, thu mình khỏi xã hội; mất hứng thú với những thứ từng được hưởng; ảo giác hay hoang tưởng…

Cơ chế sinh bệnh có thể do giải phẫu sinh lý não, hoạt động sinh hóa não, do di truyền hoặc do sang chấn tâm lý xã hội... Vì vậy, có khả năng cha mẹ mắc bệnh di truyền sang con.

Bệnh tâm thần phân liệt có nguy cơ tái phát cao, dao động từ 50 đến 90% trên toàn cầu. Tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt sau đợt loạn thần đầu tiên trong năm năm đầu tới 80%.

Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều lần tái phát. Nguyên nhân bệnh tái phát thường liên quan tới việc không tuân thủ thuốc điều trị, dùng thuốc hoặc chất kích thích, sang chấn tâm lý…

Cách ngăn ngừa, hạn chế sự tái phát của bệnh

Bác sĩ Tuất nhấn mạnh, người mắc tâm thần phân liệt tái phát thường để lại hậu quả rất nặng nề. Mỗi lần tái phát sẽ gây tổn thương chất trắng và chất xám khiến cho teo não tiến triển.

Nguyên nhân của việc tái phát bệnh tâm thần phân liệt, qua các nghiên cứu cho thấy, đối tượng không tuân thủ thuốc trong năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 70%. Trong khi nếu tuân thủ dùng thuốc năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 40%. Nếu tiếp tục tuân thủ thuốc sau 1 năm, tỷ lệ tái phát dưới 20%.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lạm dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị.

Các nghiên cứu dịch tễ cũng ghi nhận, 47% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tình trạng lạm dụng chất kích thích khác nhau. Trong đó, 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có lạm dụng rượu và trên 70% lạm dụng nicotin.

Bệnh tâm thần phân liệt: Cách nhận biết và nguyên nhân sinh bệnh -0
BSCK II. Vương Đình Thủy chia sẻ về nguy cơ khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát

Theo BSCK II. Vương Đình Thủy, Phòng Điều trị Rối loạn loạn thần & Y học tự sát, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, khi bệnh nhân tâm thần phân liệt xuất hiện càng nhiều đợt tái phát thì tổn thương não càng nhiều. Hơn nữa, khi bệnh càng tái phát nhiều thì thời gian điều trị càng kéo dài.

Hậu quả, ở giai đoạn cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động, nghĩ người khác hại mình… dẫn đến dễ gây tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Thậm chí, bệnh nhân sẽ đối diện nguy cơ tự sát.

Chia sẻ về kinh nghiệm điều trị của mình, bác sĩ Tuất cho biết: Thách thức lớn đối với những người bị bệnh tâm thần phân liệt là sự kỳ thị. Sự kỳ thị này xuất phát ở cả những người thân của người bệnh.

Điều này, gây ra tác động tiêu cực đến nhận thức người bệnh, khiến họ tự ti, căng thẳng, thậm chí không muốn nhập viện điều trị.

Tuy nhiên, nếu được gia đình, người thân thấu cảm và đồng hành với người bệnh thì bệnh tâm thần phân liệt có thể kiểm soát được.

Bệnh tâm thần phân liệt: Cách nhận biết và nguyên nhân sinh bệnh -0
BSCKII. Ngô Văn Tuất đi buồng thăm khám cho người bệnh

Để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh tâm thần phân liệt có đặc trưng tiến triển các đợt loạn thần tái phát. Vì vậy, người mắc tâm thần phân liệt cần phải tuân thủ điều trị để tránh hậu quả khi bệnh tái phát. Người thân của người bệnh cần biết các dấu hiệu tái phát sớm để đưa bệnh nhân tới cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.