Đề án về thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương:

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

Đa số ĐBQH tán thành việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đồng thời, khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.

xc3.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 14

Đồng tình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế theo phương án Chính phủ trình, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu rõ, từ chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đến sự ủng hộ đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với những thành tựu, kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua là cơ sở quan trọng để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

x1.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu

Về điều kiện, tiêu chuẩn, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, việc thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương đã bảo đảm đạt đủ điều kiện quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Đồng thời, đã bảo đảm đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15). Trong đó, đã áp dụng tiêu chuẩn đặc thù của “đô thị di sản” khi đánh giá 2 chỉ tiêu thuộc 2 tiêu chuẩn, gồm: tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc (thuộc tiêu chuẩn “đơn vị hành chính trực thuộc”); và thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (thuộc tiêu chuẩn “cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội”).

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, giữa phát triển kinh tế - văn hóa và môi trường; giữa bảo tồn gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc trung ương và đặt trong tổng thể toàn đô thị Huế sẽ đặt ra thách thức lớn cho Huế.

Bởi, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

x2.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) phát biểu

Bên cạnh đó, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, khi nâng từ một tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề lớn cần tính đến. Trong khi đó, việc thay thế, nâng cao chất lượng, trình độ không phải chuyện một sớm, một chiều, nhất là khi đặt trong bối cảnh cả nước vẫn đang tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế.

Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi giấy tờ có liên quan và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của các đơn vị hành chính vừa được thành lập mới; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để giải quyết những khó khăn của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn… Đồng thời, Thừa Thiên Huế cần tiếp tục quan tâm, có phương hướng, kế hoạch giải quyết các khó khăn, thách thức có thể phát sinh khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương…

Thời sự Quốc hội

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 sáng 31.10
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế đột phá để Huế gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là 2 yếu tố có vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, cần có chính sách, cơ chế đột phá để Huế gìn giữ di sản và phát huy bản sắc văn hóa. Đây cũng là trọng trách mà Đảng, Quốc hội và Nhân dân giao cho TP Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí.