Nhịp cầu

Bảo đảm an toàn hồ, đập mùa mưa lũ

Trong đợt kiểm tra các hồ, đập vào trung tuần tháng 9 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã chỉ đạo: Công tác bảo đảm an toàn các hồ, đập trong mùa mưa lũ là nhiệm vụ hàng đầu, đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ của ngành chức năng và các địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành chức năng, các địa phương xây dựng phương án, xử lý cấp bách những hạng mục hư hỏng. Trước mắt, các đơn vị cân đối ngân sách để sửa chữa, về lâu dài dùng nguồn vốn Trung ương cấp cho tỉnh gia cố toàn diện tất cả các hồ, đập, công trình thủy lợi trên địa bàn.

Thực tế qua kiểm tra của ngành chức năng, một số hồ chứa trên địa bàn có biểu hiện xuống cấp như hồ Sông Sắt, Sông Trâu, Lanh Ra mái hạ lưu đập ngăn dòng bị xói, hình thành các hố xuyên sâu vào thân đập dễ ứ đọng nước nếu có mưa. Trong khi đó, hồ Suối Lớn, Trà Co mái hạ lưu bị sạt lở; hồ Bà Râu bê tông mặt đập bị nứt nhiều đoạn, hai đầu van tràn xả lũ bị lún. Ngoài ra, một số công trình có khả năng mất an toàn trong quá trình khai thác, vận hành do thấm nước như hồ Lanh Ra, Sông Biêu...

Không riêng các hồ, đập do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý xuống cấp, các kè biển ở Cảng cá Cà Ná, Cảng cá Đông Hải do Ban Quản lý Khai thác các cảng cá quản lý cũng bị sóng biển gây sạt lở hàng trăm mét. Những công trình do huyện quản lý chủ yếu là sông, suối nhiều nơi cũng bị sạt lở. Theo báo cáo của Sở NN - PTNT, toàn tỉnh có 15 công trình thủy lợi cần được sửa chữa trước mùa mưa lũ nhưng đang gặp khó khăn về kinh phí. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đã cân đối kinh phí ngân sách của đơn vị đang gia cố nhỏ ở một số hạng mục xuống cấp thuộc hồ Trà Co, Sông Trâu, Bà Râu, Sông Sắt, còn việc khắc phục tình trạng thẩm thấu ở hồ Sông Biêu, La Ranh ngoài khả năng tài chính và kỹ thuật của đơn vị. Đối với sạt lở ở các kè biển, bờ sông, suối, ngành chức năng, các huyện đã khảo sát mức độ nguy hại; đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền có kế hoạch sửa chữa.

Bảo đảm an toàn cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ, Sở NN - PTNT đã đề nghị UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm tăng cường kiểm tra thiết bị đóng, mở các cống tiêu thoát lũ trên tuyến đê Bắc sông Dinh để vận hành an toàn trong mùa mưa lũ; sớm chấn chỉnh các hoạt động san lấp mặt bằng gây mất an toàn cho toàn tuyến đê. Sở cũng đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi vận hành các hồ chứa nước đúng quy trình được duyệt và có kế hoạch lập bổ sung, điều chỉnh Quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa nước Sông Sắt, Trà Co, Cho Mo, Phước Trung, Sông Trâu, Bà Râu, Lanh Ra, Bàu Zôn, Tân Giang, Sông Biêu, bảo đảm phù hợp với điều kiện vận hành thực tế của các hồ. Đối với những hồ chứa còn lại bị hư hỏng, xuống cấp, đề nghị Công ty tiếp tục cân đối nguồn kinh tế của đơn vị để thực hiện, trường hợp vượt quá khả năng thì phải chủ động xin chủ trương UBND tỉnh bố trí kinh phí khắc phục, sửa chữa trước mùa mưa lũ năm 2017.

Luật trong cuộc sống

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Quy trình mới có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 đã tách bạch quy trình chính sách với việc lập Chương trình lập pháp hàng năm, phân định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo. Với tinh thần đó, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách sẽ gồm 4 bước cơ bản. Trên cơ sở chính sách được thông qua sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian ban hành luật từ 22 tháng xuống còn 10 tháng.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn
Luật trong cuộc sống

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nghị định hướng dẫn

Theo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), trong chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Để bảo đảm tính thống nhất và khả thi, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn thiện ba nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Luật trong cuộc sống

Nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên

Luật Đầu tư công năm 2024 đã nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; quy mô của dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với các quy định hiện hành. Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…