Bảo đảm an sinh xã hội, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Trong 30 quyết sách được thông qua tại Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố Hải Phòng, có nhiều nghị quyết chuyên đề về chính sách an sinh xã hội và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao. Điển hình là Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ di dời khẩn cấp đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng nhà tại khu vực các chung cư cũ nguy hiểm và hỗ trợ tiền thuê nhà tại các chung cư thuộc tài sản công; Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030.

Bảo đảm tính mạng, tài sản của người dân

Chính sách hỗ trợ di dời khẩn cấp đối với các hộ dân đang sử dụng nhà tại các chung cư cũ nguy hiểm nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân trong bối cảnh các chung cư cũ nguy hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro về sập đổ, cháy nổ, đặc biệt sau ảnh hưởng của bão số 3. Việc hỗ trợ di dời giúp người dân có chỗ ở an toàn, ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ kinh phí di dời cho tất cả các hộ dân đang sinh sống tại chung cư nguy hiểm (bao gồm cả các hộ xung quanh) và hỗ trợ kinh phí tự lo chỗ ở mới cho các đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ. Theo đó, hỗ trợ kinh phí di dời một lần cho hộ gia đình, cá nhân với mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ gia đình, cá nhân; hỗ trợ kinh phí để các hộ gia đình, cá nhân tự lo chỗ ở mới với mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/tháng/hộ gia đình, cá nhân. Thời gian hỗ trợ tự lo chỗ ở tối đa 24 tháng.

Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030. Ảnh: Hải Hậu

Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030. Ảnh: Hải Hậu

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà tại các chung cư thuộc tài sản công nhằm bảo đảm an sinh xã hội thông qua việc hỗ trợ tiếp cận thuê nhà ở với chi phí hợp lý, ổn định cuộc sống đối với trường hợp người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp bảo trợ xã hội. Cụ thể, đối với hộ gia đình người có công với cách mạng, được hỗ trợ 65%; 70%, 80%, 90%, 100% tiền thuê nhà ở tuỳ theo từng trường hợp.

Nghị quyết cũng quy định nội dung, mức hỗ trợ đối với đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện hỗ trợ và các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được hỗ trợ 60% tiền thuê nhà ở phải nộp.

Hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên trình độ cao

Trên cơ sở mục tiêu xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng theo Nghị quyết số 45-NQ/TW và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, trong đó có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đặc biệt, quan tâm chú trọng các ngành trọng điểm, mũi nhọn trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý kinh tế để phát huy lợi thế so sánh của thành phố. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu của Thành ủy, UBND thành phố đối với Trường Đại học Hải Phòng về việc xây dựng “Đề án đổi mới và phát triển Trường trong giai đoạn mới” và đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình hội nhập quốc tế. Do vậy, Trường Đại học Hải Phòng có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố nói riêng, vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước nói chung. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường hiện chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao.

Đáp ứng yêu cầu thực tế trên, Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút giảng viên trình độ cao cho Trường Đại học Hải Phòng giai đoạn 2025 - 2030. Đối tượng áp dụng là giảng viên Trường Đại học Hải Phòng có quyết định tuyển dụng viên chức từ năm 2025 trở về trước và có ít nhất 1 năm công tác tại Trường, được hỗ trợ kinh phí đào tạo sau khi đạt trình độ Tiến sĩ; đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư: 200 triệu đồng.

Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ các ngành đào tạo mũi nhọn gồm: công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch - thương mại, công nghệ thông tin, phần mềm (trí tuệ nhân tạo, thiết kế chíp bán dẫn và AI, thiết kế vi mạch) và các ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản được tiếp nhận hoặc tuyển dụng viên chức sau khi Nghị quyết này có hiệu lực, được hỗ trợ kinh phí thu hút sau khi được Trường tiếp nhận hoặc tuyển dụng viên chức theo các mức. Cụ thể, trường hợp đạt chuẩn chức danh Giáo sư: 500 triệu đồng; trường hợp đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư: 400 triệu đồng; trường hợp được cấp bằng Tiến sĩ: 300 triệu đồng.

Diễn đàn

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố giám sát về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án tại huyện Hoài Đức
Diễn đàn

Sớm khắc phục tồn tại trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Qua giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND thành phố trong chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 5.2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.

Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đặt câu hỏi chất vấn tại Kỳ họp thứ 20.
Diễn đàn

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát

Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, đổi mới, ngay từ đầu năm, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác năm với các nội dung nhiệm vụ cụ thể, có tính khả thi; bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm được quy định, phân công; rõ thời gian, rõ trách nhiệm.

Thời gian qua, Hà Nội đã tăng cường công tác kiểm tra công vụ tại các bộ phận “một cửa” tại nhiều quận, huyện trên địa bàn.
Diễn đàn

Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Giải trình và tiếp thu ý kiến thảo luận về các nội dung trình HĐND thành phố tại Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, Hà Nội sẽ tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ
Diễn đàn

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, đại biểu đề nghị UBND tỉnh quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống chính trị trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chế độ, chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ các đối tượng dôi dư sau sắp xếp.

Đại biểu phát biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: QUANG TẤN
Hội đồng nhân dân

Nghiên cứu hỗ trợ thêm chế độ đối với trường hợp dôi dư phải nghỉ theo quy định

Kết luận phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu, quan tâm giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt là 4 chỉ tiêu chưa đạt để có giải pháp khắc phục nhằm triển khai tốt trong năm 2024. Quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ của hệ thống chính trị tỉnh. Trong đó, đề nghị các ngành, cấp nghiên cứu, tính toán hỗ trợ thêm chế độ đối với các trường hợp dôi dư phải nghỉ theo quy định…

Rõ việc, rõ trách nhiệm, giải pháp thực hiện
Hội đồng nhân dân

Rõ việc, rõ trách nhiệm, giải pháp thực hiện

Với phương châm “hỏi ngắn - đáp gọn, rõ việc, rõ trách nhiệm và rõ giải pháp thực hiện”, dưới điều hành trực tiếp của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Bắc Giang thu hút được sự quan tâm theo dõi đặc biệt liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự; chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn lao động; công tác quản lý đối với các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách, ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và việc giải quyết các thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương chủ trì cuộc giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về bảo vệ môi trường tại huyện Văn Giang
Diễn đàn

Trách nhiệm trước cử tri, nhân dân và sự phát triển của địa phương

Trong năm 2024, HĐND tỉnh Hưng Yên đã chủ động đổi mới, cải tiến hoạt động, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn của địa phương và đã đạt được kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân ghi nhận. Kết quả hoạt động tích cực của các cơ quan của HĐND tỉnh đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.

Những quyết nghị bảo đảm sự ổn định, phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Những quyết nghị bảo đảm sự ổn định, phát triển nhanh, bền vững

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần đổi mới, tập trung, dân chủ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra; quyết nghị nhiều nội dung quan trọng đối với sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững của địa phương trong năm 2025 và thời gian tới.

Rõ giải pháp và lộ trình khắc phục các tồn tại, hạn chế
Hội đồng nhân dân

Rõ giải pháp và lộ trình khắc phục các tồn tại, hạn chế

Dưới điều hành linh hoạt, khoa học của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản, nhiều vấn đề “nóng” liên quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ các dự án giao thông trọng điểm; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn đã được các "tư lệnh" ngành giải trình, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và lộ trình khắc phục.

Phấn đấu giữ vững "ngôi vị" quán quân tăng trưởng kinh tế
Hội đồng nhân dân

Phấn đấu giữ vững "ngôi vị" quán quân tăng trưởng kinh tế

Với con số 13,85%, Bắc Giang tiếp tục giữ ngôi vị quán quân của cả nước trên bảng xếp hạng về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vui mừng trước những kết quả đạt được, thảo luận tổ tại kỳ họp, các đại biểu cũng đã thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá những hạn chế, tồn tại; từ đó phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện nguyên nhân, dự báo xu hướng để xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm tới… phấn đấu giữ vững "ngôi vị" quán quân về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tạo tiền đề vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Tạo tiền đề vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Với phương châm không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX dưới sự điều hành linh hoạt, khoa học của chủ tọa sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ đã hoàn thành toàn bộ nội dung, thành công tốt đẹp. Các đại biểu và cử tri tin tưởng: từ các quyết sách đúng - trúng tại kỳ họp sẽ tạo nền tảng để Bắc Giang thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, tạo tiền đề phát triển toàn diện, vững chắc, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

 Kiên quyết xử lý cán bộ né tránh, gây phiền hà
Diễn đàn

Kiên quyết xử lý cán bộ né tránh, gây phiền hà

Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, trả lời chất vấn liên quan lĩnh vực thu hút đầu tư, Phó Bí thư tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung khẳng định: UBND tỉnh sẽ chấn chỉnh nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ở các sở, ngành và kiên quyết xử lý cán bộ có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm và có những biểu hiện gây phiền hà…

Tìm giải pháp xử lý các dự án chậm tiến độ kéo dài
Hội đồng nhân dân

Tìm giải pháp xử lý các dự án chậm tiến độ kéo dài

Theo báo cáo của Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Lê Minh Nghĩa tại phiên chất vấn, trên địa bàn tỉnh có 23 dự án quy mô lớn, trọng điểm đang triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư khoảng 74.208 tỷ đồng. Trong số này, chỉ có 7 dự án bảo đảm tiến độ. Nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài hàng chục năm gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gây bức xúc trong Nhân dân. Theo đó, các đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung truy vấn về nguyên nhân và yêu cầu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra phương án cụ thể để xử lý tình trạng trên.

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu
Diễn đàn

Quyết tâm cao độ hoàn thành mọi mục tiêu

Dưới điều hành linh hoạt, khoa học của chủ tọa, nhiều vấn đề “nóng” như ngăn chặn, xử lý thông tin giả, sai sự thật, tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội; tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra trên không gian mạng... đã được giải trình, làm rõ phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV. Làm rõ một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các giải pháp khắc phục sau phiên họp này, người đứng đầu UBND tỉnh tin tưởng với quyết tâm cao độ, Thái Nguyên sẽ thích ứng linh hoạt để hoàn thành mọi mục tiêu.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược
Diễn đàn

Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, kết nối nhà đầu tư chiến lược

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc lớn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn đề nghị: UBND tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường thu hút, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, kết nối các nhà đầu tư chiến lược…

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế
Diễn đàn

Khơi thông “rào cản”, tạo động lực phát triển các trụ cột kinh tế

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8,5% trong năm 2025 đòi hỏi nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là thúc đẩy các trụ cột tăng trưởng như sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ… Một trong những chìa khóa để kích đà tăng trưởng, theo các đại biểu ở mỗi trụ cột kinh tế, cần khơi thông các rào cản, tạo động lực cho sự phát triển.

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu bế mạc kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua các quyết sách kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn nhấn mạnh: trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, khách quan, toàn diện, HĐND tỉnh đã thông qua 56 nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách và quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược.

Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa Đinh Ngọc Thúy trình bày báo cáo giám sát tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Khắc phục tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Khóa XVIII là kết quả giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt Khu kinh tế Vân Phong

Thẩm tra công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc nội dung kiến nghị của các Đoàn giám sát HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh trong năm 2024; có giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu trên địa bàn tỉnh, nhất là Khu kinh tế Vân Phong…