Nghệ thuật bìa sách

Bài cuối: Cần “cuộc chạy tiếp sức” chuyên nghiệp

Bìa sách được thiết kế từ thủ công đơn giản đến ứng dụng công nghệ thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố cần quan tâm để có thể phát triển chuyên nghiệp lĩnh vực này.

Từ thủ công đến công nghệ số

“Thập niên 70 thế kỷ trước, họa sĩ vẽ bìa sách ở nước ta chưa có điều kiện tiếp cận với máy tính, do vậy ngoài khả năng tạo hình, phải hiểu và có kỹ thuật đồ họa ấn loát. Thời kỳ 4.0, họa sĩ tha hồ chọn kiểu chữ rồi bóp, nghiêng, kéo, nén bằng máy tính, sau đó đặt chữ vào bìa đã tạo hình để nâng lên hạ xuống. Màu cũng vậy, chuyển đậm nhạt theo tông... cơ man là biến hóa rồi ghép ảnh để ra một bìa sách siêu ảo như mình thích” - họa sĩ Công Quốc Hà nói về sự thay đổi của thiết kế bìa sách xưa nay. 

Trước đây, bìa sách hoàn toàn vẽ tay, kể cả kẻ chữ nên khá mất công. Khi nhận “đề bài” từ nhà xuất bản, họa sĩ vẽ bìa lên giấy theo tỷ lệ 1:1, khi được chấp thuận, sẽ nhận lại bìa mẫu để tách bản can tương ứng, rồi đưa đi khắc gỗ, đục kẽm để in. Họa sĩ Lê Huy Văn nhớ lại: “Xưa công nghệ làm bìa hoàn toàn thủ công, tôi đắm mình trong đó. Học về thiết kế, yêu hội họa, những năm 1975 - 1995 in typo là chính, bìa của tôi chỉ có 3 màu, lắm khi 2 màu. Tôi trình bày làm sao để con chữ nói lên tất cả. Hiện nay có nhiều bìa phong phú, nhưng nhìn lại những bìa trước kia vẫn thấy có sự sang trọng”.

Xu hướng thiết kế bìa sách thay đổi qua các thời kỳ, chuyển đổi từ đơn giản thô sơ đến công nghệ số. Họa sĩ Lê Tiến Vượng cho biết, thời kỳ vẽ tay và can tách đòi hỏi sự tỷ mỉ, luyện cho họa sĩ không chỉ có ý tưởng tốt mà có đôi tay khéo. Bởi khó khăn nên mọi thứ buộc phải làm tối giản, họa sĩ chủ yếu bìa sách dùng chữ tự vẽ. Nhưng đó cũng là điều hay để mỗi người sáng tạo ra kiểu chữ mang vẻ đẹp tạo hình cá nhân, không ỷ lại vào sự "ảo".

Việc thiết kế bìa sách trên máy tính ngày nay đã đơn giản hơn nhiều, với hàng nghìn kiểu chữ, hình ảnh biểu tượng như nền, hoa lá... có sẵn trong kho dữ liệu số. "Họa sĩ không chỉ cần có ý tưởng, mà còn phải thành thạo về công nghệ. Trong quá trình làm bìa sách, họa sĩ cần cập nhật công nghệ thiết kế, công nghệ in ấn tới chất lượng vật liệu để phù hợp với xu hướng xuất bản mới", họa sĩ Nguyễn Xuân Thủy nói.

Hơn nữa, theo họa sĩ Kim Duẩn, những năm gần đây, cảm thụ nghệ thuật của người đọc cao hơn, đòi hỏi hình thức tác phẩm cũng cao hơn. Bản thân sách văn chương ở lứa tuổi khác nhau cũng cảm nhận về hình ảnh khác nhau. Do đó, người làm sách phải vận động, chuyển mình, để thiết kế bìa sách hợp lý. 

Tuy nhiên, các họa sĩ cũng thẳng thắn nhìn nhận, “mặt trái” của sự tiện dụng hiện nay là nhiều họa sĩ lấy sẵn dữ liệu trong tài nguyên chung nên dễ có sản phẩm trùng lặp, na ná, khó tạo được phong cách riêng của mỗi họa sĩ, nhà xuất bản. Việc thiết kế, cắt dán, dùng hình ảnh, màu sắc dễ dàng cũng khiến nhiều người lạm dụng, làm cho bìa sách quá “rậm rạp”.

Sáng tạo bìa sách ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp - Ảnh: L. Thủy
Sáng tạo bìa sách ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp
Ảnh: L. Thủy

Tôn trọng bản quyền, trả công xứng đáng

Ngành xuất bản đang dần trở thành ngành công nghiệp, đòi hỏi các quy trình, trong đó có vẽ bìa sách phải như một “cuộc chạy tiếp sức” bài bản. Họa sĩ Lê Tiến Vượng nhận định, đây là lúc cần bàn thảo về công nghiệp xuất bản, trong đó có công nghiệp bìa sách.

Đội ngũ họa sĩ vẽ bìa sách ngày càng đông đảo, kỹ thuật vẽ ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết là do tự mày mò, cơ sở đào tạo họa sĩ đồ họa nhiều nhưng chưa chuyên sâu về thiết kế bìa sách. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, giới nghệ sĩ, giới sáng tác thường phải làm thêm nghề khác mới đủ sống. 

Vì thế, muốn phát triển, phải chuyên nghiệp, đặc biệt là trả công xứng đáng. Thực tế, nhiều họa sĩ cho biết, họ thường vẽ bìa cộng tác với các đơn vị bằng “hợp đồng miệng”. Nhiều đơn vị trả công vẽ bìa sách ở mức giá khá thấp. Họa sĩ Lê Tâm kể từng có thời gian vẽ bìa được trả đồng giá: bìa bình thường 60.000 đồng/bìa, bìa đẹp 80.000 đồng/bìa! Gần đây, theo họa sĩ Ngô Xuân Khôi, nhuận bút và thù lao cho họa sĩ thiết kế bìa dù đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, qua tìm hiểu, các họa sĩ thiết kế bìa quốc tế có mức giá từ 600 - 3.000 USD/bìa sách. Ngay nhà xuất bản ở Việt Nam cũng đã chi trả cho họa sĩ nước ngoài thiết kế bìa là 1.000 USD/bìa. 

Với sự phát triển của ngành sách ngày càng sôi động, đa dạng và không kém khốc liệt, họa sĩ Nguyễn Mai Hương, từng là biên tập viên chính mảng mỹ thuật của Nhà Xuất bản Thanh niên quan tâm tới tính chuyên nghiệp trong biên tập mỹ thuật của đơn vị xuất bản: máy tính hỗ trợ nhiều nhưng chỉ là phần kỹ thuật, còn tư duy nghệ thuật vẫn phải hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhà sách, nhà xuất bản phải đề cao tính chuyên nghiệp của thiết kế mỹ thuật, cần có biên tập viên mỹ thuật sách. Bên cạnh đó, phải coi trọng bản quyền hình ảnh trên trang bìa. Khi thiết kế, họa sĩ có thể dùng ảnh chụp, vẽ minh họa hoặc bìa typography. Về nguyên tắc, sử dụng hình ảnh, tác phẩm của tác giả khác phải có bản quyền, có văn bản xin phép tác giả. Tuy nhiên, một số nhà xuất bản chưa quan tâm đến việc này. 

Đã hết thời cắt dán hình ảnh rồi gắn chữ vào là thành bìa sách. Họa sĩ Nguyễn Bích La, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, không ít cuốn sách khi ra mắt đã bị kiện vi phạm bản quyền hình ảnh trên bìa, khiến người làm sách phải thu hồi ấn bản, gây thiệt hại lớn... Để tránh trường hợp tương tự, trong đợt làm sách giáo khoa cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng bán ảnh bản quyền để có thể sử dụng trọn đời các hình ảnh này.

Việc chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sáng tạo bìa sách không chỉ tạo sự hấp dẫn, thu hút độc giả cũng như gợi mở, lan tỏa thông điệp cuốn sách, mà còn là cầu nối chuyển tải và giáo dục thẩm mỹ.

Văn hóa

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.

Tác phẩm dự thi thể hiện cảm xúc, cảm nhận về những giá trị cốt lõi của đất và người Hà Nội. Nguồn: laodongthudo.vn
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố

Sau thành công của cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ nhất, sáng 7.11, Tạp chí Người Hà Nội thông tin về cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố”.