Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

Bài 3: Tính mạng người dân là trên hết

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, hiện cả nước còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy nổ đưa vào sử dụng nhưng chưa được thỏa thuận thiết kế, thẩm duyệt, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, trong đó chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 có hiệu lực. Theo Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, Trưởng đoàn giám sát của QH, hiện trạng này nếu cứ kéo dài sẽ cực kỳ nguy hiểm. Phòng cháy, chữa cháy là vì tính mạng của người dân, thà tốn kém còn hơn để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

>> Bài 1: Phòng cháy từ những chi tiết nhỏ

>> Bài 2: Trách nhiệm chung chung thì rất khó…

2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ...

Qua giám sát cho thấy, giai đoạn 2014 - 2018, các bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt hàng trăm đề án, dự án phát triển KT - XH và quy hoạch đô thị ở địa phương. Quá trình phê duyệt các đề án, dự án đã chú ý đến các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, lực lượng cảnh sát PCCC đã xem xét, thẩm duyệt, thiết kế PCCC cho 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về PCCC cho 29.230 dự án, công trình. Qua công tác thẩm duyệt đã kiến nghị chủ đầu tư, cơ quan tư vấn điều chỉnh giải pháp thiết kế nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC, sửa chữa kịp thời hàng trăm nghìn sai phạm, thiếu sót ngay từ khâu thiết kế, thi công xây dựng, góp phần tiết kiệm đáng kể kinh phí và thời gian trong quá trình thực hiện dự án. Điểm sáng là, nhiều dự án, công trình không thuộc diện bắt buộc phải thẩm duyệt về PCCC, nhưng chủ đầu tư vẫn đề nghị cơ quan cảnh sát PCCC xem xét, góp ý thiết kế về PCCC.

Cả nước hiện còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy nổ đưa vào sử dụng nhưng chưa được thỏa thuận thiết kế, thẩm duyệt, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy
Cả nước hiện còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy nổ đưa vào sử dụng nhưng chưa được thỏa thuận thiết kế, thẩm duyệt, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, qua rà soát, hiện cả nước còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy nổ đưa vào sử dụng nhưng chưa được thỏa thuận thiết kế, thẩm duyệt, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, trong đó, chủ yếu là các công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy (năm 2001) có hiệu lực. Vấn đề đáng lưu tâm hơn, đó là việc xử lý đối với các công trình này còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến kết cấu xây dựng và kinh phí đầu tư khắc phục. Do vậy, mới chỉ có 4 địa phương (HĐND) ban hành được Nghị quyết (theo quy định tại Điều 63a, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy) để xử lý.

Tính đến tháng 7.2018, cả nước còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư tự ý điều chỉnh thiết kế, thi công sai so với thiết kế được duyệt, lựa chọn, lắp đặt các hệ thống, thiết bị PCCC không đồng bộ, kém chất lượng dẫn đến hệ thống không hoạt động theo chức năng nên chưa đủ điều kiện để được nghiệm thu về PCCC. Mặt khác, do sức ép về thời hạn xây dựng công trình nên chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho người dân vào ở trong khi chưa hoàn thiện hệ thống kỹ thuật PCCC. Việc xử lý các công trình này đã được các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng tích cực chỉ đạo, với nhiều biện pháp, như công khai danh sách chủ đầu tư, công trình vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng, không xem xét, cấp phép đầu tư cho các dự án mới, tăng cường các biện pháp cưỡng chế, như cắt điện, cắt nước… Đến nay, đa phần chủ đầu tư, ban quản trị đã xây dựng lộ trình, kế hoạch để triển khai khắc phục, một số công trình đã khắc phục xong các tồn tại và được nghiệm thu về PCCC. Bên cạnh đó, còn một số ít công trình chưa có kế hoạch xử lý do chủ đầu tư đã phá sản, ban quản trị không đủ kinh phí để sửa chữa, bổ sung các giải pháp về PCCC…

Nhìn vào những con số này có thể thấy, dù đã được quan tâm, chỉ đạo, nhưng hiện trạng mất an toàn cũng như nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ đang hiện hữu rất rõ. Đây là một trong những vấn đề mà Đoàn giám sát của QH đặc biệt lưu ý và đề nghị Chính phủ chỉ rõ nguyên nhân cũng như giải pháp giải quyết các tồn tại này như thế nào?

Sơ tán dân để khắc phục

 Liên quan đến công tác lập, thẩm định quy hoạch, Bộ Xây dựng đã áp dụng Quy chuẩn 06:2010 - Quy chuẩn quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Đối với công tác thẩm định thiết kế công trình cũng được quy định rõ trong Luật Xây dựng, trong đó có quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng, phòng chống cháy nổ. Nhiều nhà cao tầng, khu đô thị mới đã được thẩm định tương đối kỹ càng, trước khi cấp phép xây dựng đều bảo đảm yêu cầu PCCC.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều mô hình mới phát sinh, gây khó trong thực tiễn quản lý như mô hình chung cư mini, công trình xen kẽ trong các khu đô thị, công trình xây dựng cao hơn 75m… đặt ra yêu cầu phải sớm sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn 06, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong PCCC.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh

Giải trình vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết,  Bộ Xây dựng thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo, phối hợp với UBND cấp tỉnh trong giám sát, nghiệm thu các công trình trước khi đưa vào sử dụng. Công việc này được làm rất nghiêm túc. Đối với một số công trình cũ, công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực như Báo cáo của Chính phủ có nêu, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, triển khai các giải pháp khắc phục.

Nhấn mạnh sự cấp thiết phải rà soát hơn 2.600 công trình chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ chỉ rõ, nhiều chung cư lớn đang đối mặt với nguy cơ cháy, nổ cao. Trước việc thiết bị bảo đảm an toàn PCCC chưa được nghiệm thu đã đưa dân vào ở, thì các bộ, ngành phải có biện pháp cương quyết hơn. Vì rằng, hiện trạng này nếu cứ kéo dài sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nếu cần thiết nên sơ tán dân đi nơi khác để khắc phục, bổ sung tiêu chuẩn, thiết bị về PCCC; khi hoàn thiện mới đưa dân vào ở. “PCCC là vì tính mạng của người dân, thà tốn kém còn hơn để xảy ra hậu quả đáng tiếc”, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh.

Cùng chung nỗi lo này, nhiều thành viên Đoàn giám sát chỉ rõ, công tác quản lý nhà nước về PCCC chưa thực sự chặt chẽ; nhiều dự án, công trình chưa quan tâm bố trí, xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ PCCC, như giao thông, khoảng cách, nguồn nước, trụ nước chữa cháy, địa điểm bố trí trụ sở cảnh sát PCCC, việc quản lý duy tu, bảo dưỡng chưa được thường xuyên… nhất là tại các khu đô thị, nhà chung cư cao tầng, khu tập trung đông dân cư. Chính phủ cần thẳng thắn nhìn nhận và đánh giá kỹ hơn về hạn chế này.

Tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định, sẽ tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hạ tầng về PCCC để giải quyết những vấn đề bất cập đã được chỉ ra về giao thông, cấp nước chữa cháy… Đồng thời, có phương án xử lý các công trình đang sử dụng chưa bảo đảm an toàn PCCC, nhất là các công trình xây dựng trước khi Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 có hiệu lực. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn PCCC. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.