Sửa đổi Luật Dầu khí - Thiết lập nền tảng pháp lý cho hoạt động dầu khí

Bài 2: Rõ tiêu chí lựa chọn nhà thầu

Dầu khí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đa số được khai thác ở vùng biển, liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia. Vì vậy, cần có quy định bảo đảm chặt chẽ quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí phục vụ hoạt động dầu khí. Tiếp thu ý kiến góp ý của các ĐBQH, Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã thiết kế một chương riêng về lựa chọn nhà thầu. Mặc dù vậy, xung quanh nội dung này vẫn còn những ý kiến khác nhau. 

Hoạt động dầu khí mang tính đặc thù, rủi ro

Về vấn đề “lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí”, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết, dầu khí có đặc thù là có một số lô nằm trong vùng đặc biệt không được phép đấu thầu quốc tế, mà chỉ đấu thầu hạn chế trong nước... Do đó, việc dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí là rất cần thiết, góp phần bảo đảm nguyên tắc công bằng, cạnh tranh minh bạch, hiệu quả.

Đại diện Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh nhận định, theo dự thảo Luật, Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí; trong khi đó, Luật Đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và áp dụng, Chính phủ đã ra các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật, vì vậy, cần xem lại các quy định về lựa chọn nhà thầu cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Người lao động dầu khí làm việc trên công trình biển
Người lao động dầu khí làm việc trên công trình biển. Nguồn: PVN

Khẳng định hoạt động trong lĩnh vực dầu khí mang tính đặc thù, rủi ro cao, khác với các ngành nghề truyền thống, ông Nguyễn Thành Long, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh lại cho rằng, quy định về thực hiện lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí cần được thể hiện trong dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) (không thực hiện theo Luật Đấu thầu) do những đặc thù riêng của ngành dầu khí.

Tuy nhiên, thực tế quy định về đấu thầu rất phức tạp, đa dạng về các hình thức tổ chức lựa chọn nhà thầu cũng như tình huống về đấu thầu. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá và có báo cáo đối chiếu giữa việc quy định lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí theo Luật Dầu khí hay Luật Đấu thầu, từ đó đưa ra phương án khả thi, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, cần làm rõ, bảo đảm cả việc tiếp cận hoạt động đầu tư dầu khí phù hợp theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (nếu có quy định liên quan).

Bảo đảm tính nguyên tắc và chặt chẽ

Cho rằng các quy định về lựa chọn nhà đầu tại Chương 3 dự thảo Luật còn mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị, cần quy định chi tiết hơn về bảo đảm dự thầu… Theo đó, dự thảo Luật có quy định việc hoàn trả tiền bảo đảm dự thầu, vấn đề đặt ra là nếu bảo đảm dự thầu bằng các hình thức khác không phải là tiền thì có được hoàn trả không? Nếu nhà thầu vi phạm quy định về đấu thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự phòng không cũng là băn khoăn của đại biểu Trần Văn Tiến.

Có ý kiến cho rằng, dự thảo luật đã quy định tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bao gồm: năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí; điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí. Dự thảo cũng quy định, điều kiện tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí là có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí; nhưng lại bổ sung trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện này thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân khác để có đủ điều kiện tham gia đấu thầu. Vì vậy, cần xem xét lại quy định trong dự thảo, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. 

Liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, ĐBQH Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung đối với hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu liên quan đến đấu thầu, thông tin, số liệu khai thác dầu khí, điều tra cơ bản hợp đồng mua bán dầu khí…

Theo các chuyên gia, đối với nhà thầu tư nhân ký kết hợp đồng dầu khí (nhà đầu tư dầu khí tư nhân), việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí để phục vụ hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy chế riêng của nhà thầu. Để bảo đảm quản lý chặt chẽ quá trình triển khai các dự án dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài quy định về một trong số những nội dung chính phải có trong hợp đồng dầu khí là nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa dầu khí; cần quy định rõ ràng, cụ thể về nghĩa vụ báo cáo việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhằm bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. 

Thị trường

Họp báo
Thị trường

Định hướng tín dụng năm 2025 tăng 16%

Trong năm 2025, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là phải kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu tại diễn đàn
Thị trường

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025 rất tích cực

Đây là nhận định của các diễn giả tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7.1; để duy trì đà tăng trưởng bền vững, tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như con người, cơ sở hạ tầng và thể chế.

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
Thị trường

Sắm tết nhanh gọn bằng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên

Sắm Tết từ sớm đang là xu hướng, lựa chọn phổ biến, bởi tâm lý chung nếu đợi đến quá cận Tết, lượng hàng hóa có thể sẽ khan hiếm và vật giá leo thang là điều khó tránh khỏi. Vào thời điểm lương, thưởng chưa sẵn sàng, tài chính có phần còn “eo hẹp”, thẻ tín dụng trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp nhiều người giải bài toán: Tết đủ đầy nhưng hợp lý hóa chi tiêu.

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?
Thị trường

Cuộc đua thị phần môi giới hàng hoá 2024: Cái tên nào “áp đảo” thị trường?

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch cả năm tăng hơn 10% so với năm 2023, với giá trị giao dịch đạt trung bình 5.000 tỷ đồng/ngày. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi động và bảng xếp hạng thị phần môi giới hàng hoá năm nay tiếp tục là một cuộc cạnh tranh đầy “khốc liệt”.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Thị trường

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Ngày 24.12, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) công bố ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) để khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang theo thẻ vật lý. Dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển thanh toán di động trên thế giới.