Nhìn đúng về mô hình phát triển công nghệ để tạo cú hích tăng trưởng

Bài 1: Trọng tâm công nghệ của quốc gia phát triển nhanh

TS. Nguyễn Trường PhiCục Ứng dụng và Phát triển công nghệ

Trong thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, tăng lên bậc thứ 67 về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Góp phần quan trọng cho các thành tựu đó phải kể đến vai trò của những nỗ lực trong đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động hơn nữa thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới để phát huy tối đa các tiềm lực và phát triển bền vững.

Thông qua việc nghiên cứu “Dự án Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế” đã cho thấy nỗ lực đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp đóng góp 3,25% vào tăng trưởng sản lượng trung bình hàng năm trên lao động giai đoạn 2015-2019 (lớn hơn cả yếu tố về thâm dụng vốn). Do vậy, tương tự như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam cần có cái nhìn đúng về mô hình phát triển công nghệ phù hợp, nhằm đưa ra định hướng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các kỹ năng cần có, đồng thời tận dụng triệt để các kênh đổi mới công nghệ, tạo cú hích về tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.

Tại Điều 3, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2013 có nêu: Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. Các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy năng lực công nghệ, bao gồm hoạt động R&D và nỗ lực đổi mới công nghệ có vai trò quyết định mô hình và các hoạt động đổi mới sáng tạo công nghệ của doanh nghiệp, giai đoạn phát triển công nghệ của đất nước được xác định bởi trình độ của phần lớn doanh nghiệp trong quốc gia đó. Trọng tâm của mỗi quốc gia trong phát triển công nghệ là khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong các quốc gia phát triển trên thế giới, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghệ đã tăng cường tiếp thu các công nghệ “trọn gói” từ nước ngoài để phát triển sản phẩm tiêu chuẩn thông qua giải mã công nghệ (bắt chước), dịch chuyển lao động nhờ liên kết sản xuất với các doanh nghiệp đa quốc gia (MNCs), đồng thời tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước, thành lập các viện nghiên cứu của chính phủ, trong đó có Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) giúp các doanh nghiệp có thêm năng lực đàm phán để có được những đổi mới của nước ngoài.

Sau khi làm chủ được quá trình giải mã và nhận thấy những hạn chế trong ứng dụng công nghệ nước ngoài, Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang các công nghệ thâm dụng tri thức hơn thông qua phát triển năng lực tự chủ bằng cách tăng cường các phương thức chuyển giao qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và cấp phép nước ngoài, nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và phát triển các sản phẩm khác biệt.

Tăng cường đầu tư, năng lực nghiên cứu và phát triển R&D
Tăng cường đầu tư, năng lực nghiên cứu và phát triển R&D. Nguồn: ITN

Trong những năm 1960 và 1970, các doanh nghiệp Hàn Quốc, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, đã có được những công nghệ hoàn thiện từ các nước phát triển thông qua việc tiếp thu công nghệ nước ngoài ‘trọn gói’ để sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn và được chuẩn hóa. Việc đổi mới công nghệ ở giai đoạn này chủ yếu là bắt chước sao chép thông qua giải mã các thiết bị nhập khẩu, sự di chuyển của nhân lực hoặc học hỏi thông qua sản xuất với các liên kết cùng với các MNCs dọc theo chuỗi cung ứng, trong đó hàng hóa tư bản nhập khẩu vượt xa các hàng hóa khác về mặt giá trị.

Khi các doanh nghiệp Hàn Quốc dần làm chủ được việc bắt chước sao chép, sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước đang phát triển đi sau cùng với việc mức tiền lương trong nước tăng cao đã buộc các doanh nghiệp ở Hàn Quốc phải chuyển trọng tâm sang các công nghệ thâm dụng tri thức hơn. Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp Hàn Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào chuyển giao công nghệ chính thức như FDI hoặc cấp phép của nước ngoài. Trong những năm 1980, FDI đã tăng từ 218 triệu USD trong năm 1967 - 1971 lên 1,76 tỷ USD trong năm 1982 - 1986 và cấp phép của nước ngoài tăng từ 16,3 triệu USD lên 1,18 tỷ USD trong cùng thời kỳ.

Chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ này đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển nghiên cứu tại các trường đại học. Chính phủ đã ban hành luật khuyến khích nghiên cứu cơ bản vào năm 1998 để nâng cao năng lực nghiên cứu trong các trường đại học trọng điểm. Số lượng các nhà nghiên cứu đã tăng gấp đôi từ khoảng 21.300 lên 51.600 trong giai đoạn này. Chính phủ cũng ban hành chính sách hồi hương các nhà khoa học Hàn Quốc từ nước ngoài. Các nhà khoa học này trở thành nguồn nhân lực quan trọng của mạng lưới kỹ thuật và kiến thức để phát triển công nghệ mới ở Hàn Quốc.

Và Trung Quốc về xây dựng chiến lược, mô hình phát triển công nghệ

Trung Quốc là quốc gia có sự vươn lên nhanh chóng về khoa học và công nghệ khi phát triển từ một công xưởng trở thành một trong những quyền lực công nghệ mới của thế giới. Theo “Báo cáo khoa học 2021” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) mới đây cho thấy, Trung Quốc là một trong những nước đầu tư mạnh nhất cho khoa học và công nghệ trên thế giới. Tỷ lệ phần trăm đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trên tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình toàn thế giới đã tăng từ 1,73% năm 2014 lên 1,97% năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tư mạnh nhất cho nghiên cứu khoa học công nghệ chiếm gần 1/4 của toàn thế giới (24,5%), con số này vào năm 2014 là 21,2%. Hiện nay, Trung Quốc đã đặt ra các kế hoạch chiến lược trung và dài hạn về phát triển khoa học và công nghệ nhằm đạt được 3 mục tiêu chiến lược: Tạo ra một nền kinh tế dựa trên đổi mới thông qua phát triển các năng lực đổi mới trong nước; Phát triển và tăng cường khả năng đổi mới của các doanh nghiệp Trung Quốc; các bước đột phá phải đạt được trong các lĩnh vực phát triển chiến lược và nghiên cứu cơ bản.

Từ kinh nghiệm quý báu tại các nước phát triển nhanh như Hàn Quốc và Trung Quốc có thể thấy mấu chốt trong chính sách, mô hình phát triển công nghệ của họ chính là năng lực tích lũy của các doanh nghiệp bản địa. Vì vậy, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội địa trong đổi mới công nghệ được coi là giải pháp tốt nhằm mang lại tăng trưởng về kinh tế. Vậy mô hình phát triển công nghệ ở Việt Nam hiện nay ra sao và cần có giải pháp gì để góp phần tăng trưởng kinh tế?

Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Lãnh đạo Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam thăm quan Nhà máy sản xuất ô tô điện Vinfast Hải Phòng
Khoa học - Công nghệ

Bước tiến hợp tác ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành vận tải phát triển bền vững. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành, điều hành vận tải hướng tời nền kinh tế tri thức Việt Nam.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trao giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc
Khoa học - Công nghệ

Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 vinh danh 12 tổ chức, cá nhân

Chiều 27.9, Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội, vinh danh 12 tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.