Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng: Cần cách tiếp cận mới

Bài 1: Chưa theo kịp yêu cầu

Trong những năm gần đây, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thu hồi tài sản vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nhất định, trong đó có những bất cập về thể chế đòi hỏi cần có cách tiếp cận mới, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng.

Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng: Cần cách tiếp cận mới -0
Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Nguồn  ITN

Chủ yếu tập trung vào công tác điều tra, truy tố, xét xử, chưa chú trọng đúng mức đến việc thu hồi tài sản tham nhũng là “lỗ hổng” lớn nhất xung quanh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Còn chồng chéo, khó tổ chức thi hành

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Quốc hội đã ban hành 74 luật, pháp lệnh, 67 nghị quyết, trong đó có nhiều luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng như: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014; Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020; Luật Tương trợ tư pháp; Luật Kiểm toán; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Các tổ chức tín dụng…

Để tổ chức triển khai các văn bản trên, Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền 1.124 nghị định, 995 nghị quyết, 465 quyết định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội và phòng, chống tiêu cực, tham nhũng như: Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29.11.2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1.7.2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30.10.2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc…

Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng: Cần cách tiếp cận mới -0
Nhiều vụ án tham nhũng đã được đưa ra xét xử. Nguồn  ITN

Tuy vậy, thực tiễn thực hiện các văn bản này cho thấy, không ít quy định không phù hợp, chồng chéo, khó tổ chức thi hành. Đơn cử, Bộ luật Hình sự chỉ quy định tài sản bị tịch thu phải là tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm. Trong bối cảnh thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, tài sản tham nhũng thường được tẩu tán ra nước ngoài, chuyển đổi hình thức sở hữu để “tẩy rửa” nguồn gốc bất hợp pháp nên quy định này không còn phù hợp. Hơn nữa, đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, hiểu biết pháp luật và có nhiều quan hệ xã hội nên việc chứng minh hành vi phạm tội, đặc biệt là yếu tố “vụ lợi” không dễ dàng. Trong khi đó, thời hạn điều tra tội phạm tham nhũng giống như thời hạn điều tra các tội phạm khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hiện và phong toả, thu hồi tài sản.

Hay, Điều 128, Điều 129, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chỉ kê biên phần tài sản hoặc phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Nhưng, khi khởi tố bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thể xác định được ngay thiệt hại mà tội phạm gây ra làm căn cứ quyết định phần tài sản phải kê biên. Mặt khác, thời điểm áp dụng biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo - tức là sau khi đã có các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Như vậy, ở giai đoạn thụ lý tin tố giác tội phạm thì các cơ quan điều tra không có quyền kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản, làm tiềm ẩn nguy cơ cao việc tẩu tán tài sản của người phạm tội và những người thân thích. Trong khi đó, hành vi tham nhũng có thể được phát hiện từ hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra của các cơ quan; giám sát, thanh tra, kiểm toán và phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức.

Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng: Cần cách tiếp cận mới -0
Ở giai đoạn thụ lý tin tố giác tội phạm thì các cơ quan điều tra không có quyền kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản. Nguồn ITN

Đáng nói hơn, việc bảo quản, quản lý tài sản phạm tội, hiện chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản thu giữ được mà tài sản kê biên là bất động sản thường được giao cho chủ tài sản hoặc người thân bảo quản. Vì vậy, cơ quan thi hành án gặp nhiều khó khăn khi thực hiện tác nghiệp xác minh, kê biên để thi hành án do có sự không hợp tác của người trông coi tài sản.

Nhiều lỗ hổng trong kê biên, phong toả tài sản

Kết quả rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp gần đây cho thấy, còn không ít lỗ hổng, tạo điều kiện cho người vi phạm tẩu tán tài sản tham nhũng. Đơn cử, pháp luật về giá, bán đấu giá chưa quy định cơ chế kiểm soát, xử lý các công ty thẩm định giá thiếu minh bạch. Việc sử dụng hợp đồng chuyển nhượng làm cơ sở để thẩm định giá chưa phản ánh được thực tế giá chuyển nhượng. Mặt khác, cũng chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thẩm định giá đối với tài sản kê biên nên trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc. Mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự (chấp hành viên) với các tổ chức đấu giá là mối quan hệ dân sự nên nhiều nguy cơ dẫn đến thiếu khách quan, giá trị tài sản đấu giá thấp, thậm chí tài sản của Nhà nước có thể bị thất thoát trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng: Cần cách tiếp cận mới -0
Nhiều lỗ hổng trong kê biên, phong toả tài sản tham nhũng. Nguồn  ITN

Giai đoạn 2008 - 2017, số vụ án kinh tế, tham nhũng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung do việc xác định tội danh chưa đảm bảo căn cứ vững chắc là 453 vụ/801 bị can, trong đó Viện kiểm sát trả 258 vụ/496 bị can; Tòa án trả 195 vụ/305 bị can, không ít vụ án phải sử dụng hết số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung theo luật định. (Nguồn VKSNDTC)

Đáng lưu ý hơn, pháp luật về đất đai hiện quy định khung giá đất tối thiểu, tối đa rất xa nhau, ảnh hưởng đến việc xác định giá đất tiệm cận với giá chuyển nhượng trên thị trường, tiềm ẩn nguy cơ sai phạm khi tài sản kê biên là đất đai. Một số trường hợp tài sản thu hồi là các dự án bất động sản nhưng đang trong quá trình lập hồ sơ, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nên gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản. Bởi, nếu mục đích sử dụng vẫn là đất nông nghiệp hoặc đất ở khu đô thị thì giá thẩm định và giá bán rất khác nhau. Nhiều trường hợp người phạm tội thế chấp tài sản bảo đảm khoản vay là đất nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm có thời hạn nên cơ quan thi hành án gặp nhiều khó khăn khi tại thời điểm tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá các tài sản này đã hết hạn sử dụng…

Đại diện Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh viện dẫn, việc triển khai quy định kê biên vốn góp của người phải thi hành án tại Điều 92, Luật Thi hành án dân sự gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao. Vì khi doanh nghiệp hoạt động thì giá trị của công ty sẽ thay đổi so với vốn điều lệ nên cần phải tiến hành việc định giá công ty với sự trợ giúp của cơ quan, tổ chức chuyên môn. Sau khi đã xác định được phần vốn góp của người phải thi hành án trong doanh nghiệp thì vấn đề khó khăn tiếp theo là việc kê biên xử lý phần vốn góp đó như thế nào vì đây là một loại tài sản có tính chất pháp lý đặc biệt.

Đáng lưu ý, trong trường hợp qua hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập mà phát hiện tài sản, thu nhập đó có dấu hiệu từ hành vi tham nhũng Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cơ quan có thẩm quyền sẽ chuyển vụ việc cho cơ quan chức năng hoặc yêu cầu cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại, chuyển dịch tài sản. Luật Phòng, chống tham nhũng chưa quy định các biện pháp ngăn chặn khi phát hiện tài sản có dấu hiệu tham nhũng qua việc kiểm soát tiền, tài sản của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức. Như vậy, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức không có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch hoặc huỷ hoại tài sản.

Kiểm tra - Giám sát

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh thông tin về sai phạm tại dự án Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo
Phòng chống tham nhũng

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh thông tin về sai phạm tại dự án Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn hồi âm gửi Báo Đại biểu Nhân dân thông tin về sai phạm tại dự án Khu liên hợp Khoa học - Đào tạo. Theo đó, đơn của 5 công dân đề ngày 29.3.2024 gửi Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã được Thanh tra tỉnh Bắc Ninh chuyển trả Phòng Cảnh sát ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh Bắc Ninh để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

TP. Hồ Chí Minh: Thi công tuyến đê vận chuyển muối tại Cần Giờ, 80 điểm tim tuyến bị lệch
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Thi công tuyến đê vận chuyển muối tại Cần Giờ, 80 điểm tim tuyến bị lệch

Thanh tra huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) xác định, dự án nâng cấp, mở rộng đường đê đến khu sản xuất muối Tiền Giang, xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) được thi công dài hơn thiết kế, đáng chú ý có đến 80 điểm tim tuyến được kiểm tra đều bị lệch so với thiết kế đã được phê duyệt.

Công ty Thoát nước Hà Nội tích cực hỗ trợ nạo vét rác gây tắc cống tại dự án đội vốn trăm tỷ “đắp chiếu” nhiều năm
Kiểm tra - Giám sát

Công ty Thoát nước Hà Nội tích cực hỗ trợ nạo vét rác gây tắc cống tại dự án đội vốn trăm tỷ “đắp chiếu” nhiều năm

Trong khi dự án chưa hoàn thành, để giải quyết tình trạng mương Kẻ Khế bị rác thải che lấp miệng cống thoát nước gây ngập nhà người dân khi mưa lớn, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đưa lực lượng tiến hành dọn rác để khơi thông dòng chảy trong sáng ngày 10.4.2025. 

Thanh tra Chính phủ chỉ ra các vi phạm tại Dự án The Arena của Công ty Cổ phần Trần Thái Cam Ranh
Phòng chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ chỉ ra các vi phạm tại Dự án The Arena của Công ty Cổ phần Trần Thái Cam Ranh

Thanh tra Chính phủ kết luận, Tòa A1 và A2 tại Dự án The Arena (tỉnh Khánh Hòa) được cơ quan chức năng thẩm định thiết kế cơ sở khi chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, nhiều thông số khi thẩm định có sai khác, thẩm định khi báo cáo tác động môi trường chưa được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt...

Dự án đội vốn trăm tỷ “đắp chiếu” khiến người dân khổ vì rác thải, nước ngập: Cần khẩn trương nạo vét mương thoát nước, quyết liệt giải phóng mặt bằng
Kiểm tra - Giám sát

Dự án đội vốn trăm tỷ “đắp chiếu” khiến người dân khổ vì rác thải, nước ngập: Cần khẩn trương nạo vét mương thoát nước, quyết liệt giải phóng mặt bằng

Liên quan thông tin về Dự án đội vốn trăm tỷ “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn báo Đại biểu Nhân dân phản ánh, phía Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông TP. Hà Nội (Ban quản lý dự án) vừa có thông tin phản hồi chi tiết.

TP. Hồ Chí Minh: Điều chỉnh quy hoạch phân khu quận Tân Phú vi phạm quy định có liên quan đến Dự án Celadon City
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Điều chỉnh quy hoạch phân khu quận Tân Phú vi phạm quy định có liên quan đến Dự án Celadon City

Quy hoạch phân khu quận Tân Phú trong đó có Dự án Khu liên hiệp Văn hóa Thể thao và dân cư Tân Thắng (tên thương mại: Celadon City) được điều chỉnh không phù hợp quy định với nhiều nội dung như tăng số tầng xây dựng; tăng diện tích đất ở, giảm đất công cộng, giáo dục; mật độ xây dựng tăng…

TP. Hồ Chí Minh: Thêm nhiều vi phạm tại dự án bất động sản ở quận Tân Phú của Công ty Cổ phần Gamuda Land
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Thêm nhiều vi phạm tại dự án bất động sản ở quận Tân Phú của Công ty Cổ phần Gamuda Land

Tại Kết luận Thanh tra số 81/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một số vi phạm ở Khu chung cư A1, A5 tại Dự án Khu liên hiệp Văn hóa Thể thao và dân cư Tân Thắng (tên thương mại: Celadon City) phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh) của Công ty Cổ phần Gamuda Land.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn
Kiểm tra - Giám sát

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo kiểm tra dự án “đắp chiếu” nhiều năm khiến người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn

Ngày 31.3, Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân có bài viết "Hà Nội: Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn", Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo phản ánh.

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre
Phòng chống tham nhũng

Những nhà thầu “quen mặt” thay nhau trúng thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại Bến Tre

Hầu hết gói thầu xây dựng bệnh viện, trung tâm y tế tại tỉnh Bến Tre do 2 nhà thầu “quen mặt” là Công ty TNHH Hữu Thịnh và Công ty TNHH Xây dựng Nhựt Linh thay phiên nhau trúng thầu. Hai nhà thầu này có khi liên danh với nhau hoặc mỗi nhà thầu tham dự, trúng 1 gói thầu trong cùng dự án, có khi "tự loại mình" để "đối thủ" trúng thầu. Đáng chú ý, tỷ lệ tiết kiệm ngân sách những gói thầu này đều ở mức “nhỏ giọt”.

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công
Kiểm tra - Giám sát

Bắc Ninh: Tập đoàn Dabaco bị Thanh tra Chính phủ nhắc tên vì chung cư thương mại "mọc" trên đất công

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng. Trong đó, cơ quan thanh tra đã điểm tên 2 dự án được phê duyệt sai mục đích sử dụng đất so với Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam
Kiểm tra - Giám sát

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam

Chiều 31.3, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận Thanh tra về thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường chủ trì buổi công bố Kết luận thanh tra.